Bản chất không thay đổi

GD&TĐ - Tuần trước, Taliban đã gây thất vọng lớn cho cộng đồng quốc tế khi công bố thành lập một chính phủ lâm thời toàn nam giới, cho dù trước đó hứa sẽ đưa phụ nữ vào chính quyền.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Từ khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul của Afghanistan đầu tháng Tám vừa qua, đã có nhiều hy vọng rằng họ sẽ thay đổi nhưng thực tế chưa có các dấu hiệu lạc quan như vậy, cho dù điều đó khiến họ có nguy cơ không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Tuần trước, Taliban đã gây thất vọng lớn cho cộng đồng quốc tế khi công bố thành lập một chính phủ lâm thời toàn nam giới, cho dù trước đó hứa sẽ đưa phụ nữ vào chính quyền.

Chính phủ lâm thời cũng chỉ có một vài đại diện người Tajik, Uzbek và không có thành viên nào của nhóm thiểu số Hazara. Bộ phụ nữ không phải một phần trong chính quyền mới. Bộ truyền bá đạo đức và ngăn chặn điều xấu xa được lập trở lại nhằm đảm bảo luật Hồi giáo Sharia được thực thi trên cả nước.

Taliban cũng tuyên bố cấm phụ nữ chơi thể thao, kể cả đội bóng cricket nữ quốc gia. Phó Chủ tịch Ủy ban Văn hoá của Taliban Ahmadullah Wasiq nói với đài phát thanh Australia SBS rằng, phụ nữ chơi cricket là không cần thiết và không thích hợp, bởi họ có thể rơi vào tình huống không che được mặt và cơ thể, điều mà Hồi giáo không cho phép.

Những chính sách này của Taliban khiến phụ nữ, đặc biệt ở các vùng đô thị, lo ngại rằng những quyền tự do vốn khó khăn lắm mới giành được của họ, giờ đây sẽ bị hạn chế, quay lại thời kỳ 1996 - 2001 khi chế độ Taliban mới lên nắm quyền và buộc phụ nữ chủ yếu bị “giam cầm” trong nhà.

Để truyền bá chính sách của mình, Taliban còn đạo diễn một cuộc toạ kháng ở Trường Đại học Kabul, trong đó 300 phụ nữ mặc trang phục truyền thống đen từ đầu tới chân, đeo mạng che mặt, che kín cả tay chân – loại trang phục trước đó chưa từng thấy trong nước.

Vẫy cờ Taliban, họ tuyên bố ủng hộ các chính sách mà Taliban công bố, nói rằng sẽ không cho phép phụ nữ giữ các chức vụ cao trong chính phủ, còn các trường đại học, trường phổ thông cần chia tách nam nữ.

Nhưng ngược lại, nhiều cuộc biểu tình khác để phản đối Taliban đã diễn ra ở Afghanistan. Nhiều phụ nữ, nhất là giới trẻ, cho rằng đó là cách duy nhất để họ tiến về phía trước.

Mặc dù Taliban đã có những động thái hứa hẹn không áp dụng những điều luật cổ hủ nhưng thực tế có vẻ ngược lại, khiến phụ nữ Afghanistan lo sợ họ sẽ lại bị nhốt trong nhà, không thể tiếp tục đi học, không thể tranh đấu cho quyền của mình.

Theo tờ The Guardian, EU, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản đã tỏ ra lãnh đạm với danh sách chính quyền lâm thời Afghanistan. Việc chính quyền này không đa dạng sắc tộc, không có cái tên nữ giới nào, cùng với những hành động bạo lực tuần trước của Taliban với người biểu tình và nhà báo ở Kabul không phải là những tín hiệu lạc quan.

Đặc biệt vấn đề nữ quyền sẽ nổi bật trong cách cộng đồng quốc tế nhìn nhận về chính quyền mới của Taliban.

Thực tế đã cho thấy những nghi ngờ rằng Taliban không thay đổi bản chất, hoá ra là có cơ sở. Nhiều lần từ khi chiếm Kabul tới nay, Taliban đã cam kết nắm quyền với sự ôn hoà hơn so với quá khứ. Taliban mới hoá ra vẫn là Taliban cũ, cho dù có sức ép của cộng đồng quốc tế cũng như từ trong nước.

Không có đại diện các phe phái khác và phụ nữ trong chính phủ, Taliban sẽ khó có được sự công nhận quốc tế là nhà lãnh đạo hợp pháp của Afghanistan. Không được công nhận, nhà nước Afghanistan khó mà được hưởng hàng tỉ USD trong tài sản của đất nước bị đóng băng ở nước ngoài.

Một vấn đề khó khăn nữa trong quan hệ quốc tế của Taliban là trong chính quyền lâm thời có một số nhân vật bị coi là khủng bố quốc tế hoặc tài trợ cho khủng bố, trong đó có Thủ tướng và Bộ trưởng Nội vụ lâm thời.

Điều đó khiến Liệp Hợp Quốc có thể gặp tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi tổ chức phiên họp của Đại hội đồng Liệp Hợp Quốc về Afghanistan. Mỹ và các nước khác đã hứa viện trợ hàng triệu USD cho LHQ để giải quyết các vấn đề nhân đạo ở Afghanistan, song nói rằng viện trợ này phụ thuộc vào hành động của Taliban.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Sinh viên Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng với tiểu phẩm Thi hộ lồng ghép tuyên truyền những hậu quả của việc học hộ, thi hộ trong chương trình tọa đàm về chuyên đề Văn hóa học đường với sinh viên thời đại 4.0. Ảnh: NTCC

Học hộ, thi hộ: Nhiều hệ lụy

GD&TĐ - Tìm đến dịch vụ học hộ, thi hộ, nhiều sinh viên/học viên được cam kết có kết quả như ý nhưng sau đó chỉ là sự thất vọng...

Thầy Đặng Khắc Bình (thứ 4 từ phải sang) chụp hình kỷ niệm cùng học trò. Ảnh: NVCC

Vần thơ xanh thầm

GD&TĐ - Khi tôi viết những dòng này thì thầy đang phải vận lộn chiến đấu để chống lại căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Những bạn lịch bàn cần mẫn nhắc lịch trình. Ảnh: Bình Thanh

Người bạn nhắc thời gian cần mẫn

GD&TĐ - Mỗi dịp năm cũ chuẩn bị hết và năm mới sắp đến, cơ quan luôn tặng mẹ tôi rất nhiều bạn lịch treo tường, để bàn để sử dụng trong năm mới.

Minh họa/INT

Viêm quanh móng - chín mé

GD&TĐ - Đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân có một loại bệnh lý thường gặp mang tên viêm quanh móng hay còn gọi là chín mé.