Bài Văn điểm tuyệt đối: Chinh phục giám khảo bằng cảm xúc chân thành

Bài Văn điểm tuyệt đối: Chinh phục giám khảo bằng cảm xúc chân thành

(GD&TĐ) - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Thừa Thiên  - Huế có bài thi Văn đạt điểm tuyệt đối. Cô Nguyễn Ngọc Diệp - Giáo viên Văn trường THPT Hai Bà Trưng (Thừa Thiên - Huế)  - cho biết: Cô đã bị thuyết phục không phải bởi kiến thức, kỹ năng học sinh thể hiện trong bài viết mà chính bởi tình cảm chân thành được gửi gắm vào từng lời văn.

123
 

Cô Nguyễn Ngọc Diệp chia sẻ: Ấn tượng lớn nhất của tôi trước những bài thi Văn đạt điểm cao của các học sinh năm nay chính là cảm xúc thật sự chân thành của các em trong bài viết.

Đó không phải là cách viết khoa giáo mà thực sự là cảm quan trong sáng của một học trò trước một hiện tượng trong đời sống. Các em đã viết bằng cả tình yêu và cảm xúc chân thành của mình, vì thế người đọc bị lay động.

Bất cứ giáo viên nào khi được đọc những bài văn viết rất xuất sắc của học trò đều cảm thấy tự hào. Khi đọc những bài văn hay như vậy, tôi chợt nhận ra, học trò của mình cũng có những trăn trở trước cuộc sống.

Nhất là trong những bài nghị luận xã hội, khi làm đề bài dạng này, nhiều học trò có những phát hiện, những suy nghĩ hết sức độc lập, được lập luận hết sức lô-gic.

Theo nhận định của cô Nguyễn Ngọc Diệp: Mỗi năm bài thi Văn của học sinh đều có điểm đặc biệt riêng vì đề khác và cách các em phát hiện đề cũng có khác. Nhưng điểm chung là năm nào cũng có những bài học trò phát hiện ra nhiều ý hay, khai thác đúng hướng theo yêu cầu của đề ra.

Thậm chí, có bài làm vượt lên trên mức yêu cầu của một học sinh phổ thông và có những bài làm rất xuất sắc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có bài đạt điểm yếu mà nguyên nhân không phải do kiến thức mà bởi kỹ năng làm văn chưa tốt; có kiến thức nhưng làm theo hướng sai lệch với yêu cầu của đề nên điểm không cao.

Lâu nay, báo chí hay nói về chuyện học sinh học Văn, giáo viên dạy Văn chưa đủ nhiệt tình. Nhưng qua những bài Văn tôi và các đồng nghiệp được đọc trong kỳ thi năm nay, tôi thấy thực sự vẫn có những học trò tâm huyết, vẫn có những em tiếp thu được rất nhiều điều từ những giờ học Văn.

Nếu không có cảm xúc, không yêu thích, các em không thể đặt bút viết được một bài thi đầy tâm huyết như vậy.

Hiếu Nguyễn (ghi)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.