Bãi đá cổ Sa Pa là khu di tích có diện tích khoảng 8 km2 nằm tại thung lũng Mường Hoa, trên địa bàn ba xã Hầu Thào, Sử Pán và Tả Van huyện SaPa, tỉnh Lào Cai. Bãi đá cổ Sa Pa được nhà khảo cổ người Pháp gốc Nga Glubev của trường Viễn Đông Bắc Cổ phát hiện vào năm 1925.
Bãi đá trải rộng 8km² với gần 200 khối đá là một di chứng về sự xuất hiện của người tiền sử ở đây. Ở đây xuất hiện những hoa văn kỳ lạ trên đá với nhiều hình dạng: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết v.v. có những rãnh tròn khá giống biểu tượng mặt trời, có những biểu tượng phồn thực và rất nhiều những vạch kẻ lạ mắt. Các nhà khoa học giả thiết đó là hình bản đồ cổ của người Mông hoặc gần như là cuốn sách cổ giới thiệu về những trận chiến giữ đất ngày xưa... Có rất nhiều cách giải mã khác nhau của các nhà khoa học khi đến nghiên cứu Bãi đá cổ Sa Pa. Tuy nhiên, tất cả những cách giải mã đó mới chỉ dừng lại ở giả thiết. Bãi đá cổ Sa pa cũng là một trong những di sản thiên nhiên quý giá, không chỉ chuyển tải vẻ đẹp nguyên sơ của một vùng đất mà còn thu hút khách du lịch. Tháng 10 năm 1994 bãi đá cổ Sapa được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và hiện nay đang đươc nhà nước đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
|
Những đường khắc tàn phá đá cổ. |
|
Sự tàn phá này là do không có ý thức về sự quý giá của đá cổ và do con người thực hiện không phải chỉ trong một thoáng |
|
Kẻ vô ý thức vạch cả số hiệu đè lên những đường nét trên đá… |
|
Có kẻ cao hứng viết cả những ký tự |
|
Hòn đá “con” bị tàn phá, hàng rào thì bị hư hỏng nặng. |
|
: Hòn đá “mẹ” thì bị rất nhiều người trèo lên, khắc tên, đi lại làm lu mờ những hoa văn trên đá. |
|
Đôi thanh niên hồn nhiên tâm sự trên di tích lịch sử văn hóa quốc gia. |
|
Trong khi đó nhà chức trách im lặng như thế này. |
Mã Anh Lâm