Bắc Ninh: Bán đấu giá 42 con tê tê, đúng hay sai?

Liên quan đến vụ việc Chi cục Kiểm lâm Bắc Ninh mang bán đấu giá 42 con tê tê, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) khẳng định đó là một hành động phạm pháp, tiếp tay cho nạn săn bắn trái phép.

Cơ quan chức năng tịch thu tang vật.
Cơ quan chức năng tịch thu tang vật.

Ngày 1/2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Ninh được Cục cảnh sát môi trường (Bộ Công an) chuyển giao xử lý 42 cá thể Java (tương đương 200 kg) vận chuyển trái phép tại địa bàn. Sau đó, UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính người vi phạm, đồng thời bán đấu giá toàn bộ số tê tê tang vật.

Quyết định trên gặp phải sự phản đối từ phía tổ chức bảo tồn. Theo Trung tâm thiên nhiên (ENV), UBND tỉnh Bắc Ninh đã vi phạm nghiêm trọng các quy định hiện hành về bảo vệ động vật hoang dã.

Quyết định của tỉnh không có tính răn đe và vô tình biến cơ quan chức năng trở thành một mắt xích trong việc đưa động vật hoang dã "bất hợp pháp" trở lại lưu thông trên với danh nghĩa "hợp pháp".

Theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP và Danh mục ban hành kèm theo Nghị định này, tê tê Java là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB - nhóm hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Rồi vào năm 2013, Nghị định 160/2013/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/1/2014) đã liệt kê thêm hai loài tê tê của Việt Nam trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Cũng theo Nghị định này thì “Chế độ quản lý đối với loài thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được xác định là loài ưu tiên bảo vệ được áp dụng theo quy định tại Nghị định này”. 

Như vậy, chế độ quản lý đối với tê tê Java phải được áp dụng theo quy định tại Nghị định mới, kể cả vấn đề xử lý tang vật bị tịch thu.

Ngoài ra, ENV cho rằng việc đưa ra vấn đề “nguồn gốc gây nuôi hay từ tự nhiên” trong trường hợp này thể hiện hiểu biết còn rất hạn chế của các cán bộ thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã của tỉnh Bắc Ninh, bởi lẽ nếu đây thực sự là những cá thể tê tê Java có nguồn gốc gây nuôi thương mại từ các trang trại hợp pháp và có giấy phép vận chuyển hợp lệ thì các cá thể tê tê này cần được trả lại cho chủ sở hữu theo đúng quy định của pháp luật. 

Tuy nhiên, thực tế là cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã tịch thu các cá thể tê tê Java nói trên.

Rất nhiều các chuyên gia và những người có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam đồng tình với những phân tích của ENV. Bà Hoàng Thị Thanh Nhàn, Phó cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi trường nhận xét như sau: "Tê tê là loài động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160. Các hành vi vi phạm đối với tê tê phải được xem xét, xử lý hình sự theo Điều 190 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật năm 2009”.

Theo nguoiduatin

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.