Bắc Kạn khuyến khích người dân trồng rừng mang lại lợi ích kép

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chính sách vận động người dân tích cực trồng và bảo vệ, phát triển rừng mang lại lợi ích kép.

Người dân thu hoạch, vận chuyển gỗ trong rừng sản xuất ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Người dân thu hoạch, vận chuyển gỗ trong rừng sản xuất ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
Tỉnh Bắc Kạn có độ che phủ rừng 73%, cao nhất cả nước.

Tỉnh Bắc Kạn có độ che phủ rừng 73%, cao nhất cả nước.

Toàn tỉnh Bắc Kạn có 67 xã thuộc khu vực III; 7 xã khu vực II; 34 xã khu vực I và 648 thôn đặc biệt khó khăn; với hơn 88% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là các dân tộc: Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa...

Việc tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc trong thời gian qua đã góp phần giúp tỉnh Bắc Kạn bảo đảm an sinh, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tại các địa phương, đã có nhiều tấm gương điển hình về trồng rừng, trồng cây dược liệu dưới tán rừng phát triển kinh tế hộ gia đình thoát nghèo, làm giàu từ rừng.

Rừng gỗ mỡ của gia đình anh Quản Trọng Quỳnh đang sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại giá trị kinh tế cao.

Rừng gỗ mỡ của gia đình anh Quản Trọng Quỳnh đang sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại giá trị kinh tế cao.

Gia đình anh Quản Trọng Quỳnh, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn đã trồng được hơn 40 ha rừng sản xuất.

Sau nhiều năm cải tạo môi trường rừng, trung bình mỗi năm anh Quỳnh thu được khoảng 600 triệu đồng từ thu hoạch rừng trồng định kỳ.

Anh Quản Trọng Quỳnh, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn đang chăm sóc cây quế trong rừng sản xuất.

Anh Quản Trọng Quỳnh, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn đang chăm sóc cây quế trong rừng sản xuất.

Riêng năm 2020, gia đình anh Quỳnh thu lợi hơn 1 tỷ đồng từ khai thác rừng keo, mỡ và cây quế. Anh Quỳnh chia sẻ: “Làm một đám rừng là mình phải có cái sổ sách ghi chép từ a tới z để xem rừng mang lại lợi nhuận như thế nào, cây nào mang lại hiệu quả kinh tế cao thì lúc ấy mới đưa vào trồng đại trà. Mình đã trồng rừng được hơn 10 năm nay rồi, thấy cây quế, cây mỡ là hai cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Gia đình mình cũng chia sẻ kinh nghiệm trồng cây gây rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với bảo vệ môi trường rừng cho bà con đồng bào dân tộc Tày, Dao trong xóm, trong bản cùng làm theo nên nhiều hộ gia đình đồng bào đã khấm khá hơn.”

Thu hoạch gỗ trong rừng sản xuất của người dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Thu hoạch gỗ trong rừng sản xuất của người dân huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Lợi nhuận từ trồng rừng cao, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu từ trồng rừng sản xuất.

Tại tỉnh Bắc Kạn, cây mỡ, cây keo, cây quế đang được người dân lựa chọn trồng với diện tích lớn.

Để nâng cao giá trị gỗ rừng giai đoạn 2021 đến 2025, tỉnh Bắc Kạn đầu tư 200 tỷ đồng để mở mới hơn 170 tuyến đường lâm nghiệp ở những vùng khó khăn. Mạng lưới giao thông này không chỉ phục vụ trồng rừng mà còn giúp vận chuyển gỗ thuận lợi hơn.

Nhiều nhà đầu tư chế biến lâm sản đã tìm đến Bắc Kạn để hợp tác đầu tư lâu dài.

Nhiều nhà đầu tư chế biến lâm sản đã tìm đến Bắc Kạn để hợp tác đầu tư lâu dài.

Trao đổi với phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại, Bà Đỗ Thị Minh Hoa, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn cho biết: "Một số giải pháp quan trọng để phát triển rừng và tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc sinh sống dưới tán rừng, tìm đầu ra ổn định cho gỗ rừng sản xuất, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện các giải pháp, đầu tiên đó là: tập trung sử dụng vốn ngân sách cho đầu tư các cụm công nghiệp ở các địa phương, taọ cơ hội thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản. Trong đó, đặc biệt ưu tiên công nghiệp chế biến lâm sản.”

Bắc Kạn phấn đấu đến năm 2025, trồng được 17 nghìn 500 ha rừng. Hiện nay, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Bắc Kạn là hơn 73%, cao nhất cả nước.

Với việc các nhà máy chế biến gỗ quy mô lớn đã và đang được đầu tư, kinh tế rừng sẽ là hướng đi phù hợp để người dân Bắc Kạn vươn lên làm giàu trong thời gian tới.

Đồng bào dân tộc Tày tích cực trồng mới rừng sản xuất.

Đồng bào dân tộc Tày tích cực trồng mới rừng sản xuất.

Không những thế, việc người dân tích cực trồng rừng đã mang lại lợi ích kép không chỉ phát triển kinh tế hộ gia đình mà còn có ý nghĩa lớn là góp phần bảo vệ môi sinh, môi trường bền vững cho tương lai.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa ITN.

Giải pháp căn cơ

GD&TĐ - Giải pháp căn cơ vẫn là ưu tiên quỹ đất cho trường học, xây thêm trường...