Bắc Ireland: GD đối mặt với thách thức tài chính nghiêm trọng

GD&TĐ - Trong bản báo cáo tài chính năm học 2017 - 2018 được công bố gần đây của cơ quan quản lý GD Bắc Ireland (lãnh thổ hợp thành của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland; nằm ở Đông Bắc của đảo Ireland), ông Derek Baker - quan chức cấp cao của cơ quan quản lý GD - đã bình luận rằng hệ thống GD của lãnh thổ này đang trong tình trạng căng thẳng đáng kể và đối diện với các thách thức tài chính nghiêm trọng.

Trong năm tài chính vừa qua, cơ quan quản lý GD nhận được 599 triệu bảng để cung cấp dịch vụ cho các trường trên toàn lãnh thổ
Trong năm tài chính vừa qua, cơ quan quản lý GD nhận được 599 triệu bảng để cung cấp dịch vụ cho các trường trên toàn lãnh thổ

Chi tiêu tăng vọt

Báo cáo cho biết cơ quan quản lý GD đã bội chi ngân sách 19 triệu bảng trong năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng chi cho trường học và HS có nhu cầu GD đặc biệt. Năm 2016 - 2017 cơ quan này cũng bị kiểm toán Bắc Ireland chỉ trích vì bội chi tương tự. Ông Derek Baker cho biết các trường đang phải đối diện với áp lực chưa từng có và ngày càng có nhiều trường rơi vào tình trạng thâm hụt tài chính.

“Các trường chi 90% ngân sách hoặc nhiều hơn cho các chi phí nhân sự và mức chi này tăng hàng năm do hậu quả của lạm phát tiền lương” - ông Baker nói.

Ông Baker là người đã thay mặt cơ quan quản lý GD Bắc Ireland đưa ra các quyết định đối với đề xuất phát triển của 32 trường năm học 2017 - 2018, bao gồm việc đóng cửa 5 trường tiểu học và một trường trung học, đồng thời phê chuẩn hai hợp nhất liên quan đến 5 trường sau tiểu học.

Cơ quan quản lý GD cho rằng áp lực về ngân sách và số lượng HS tăng lên đã đẩy các trường học rơi vào căng thẳng đáng kể
Cơ quan quản lý GD cho rằng áp lực về ngân sách và số lượng HS tăng lên đã đẩy các trường học rơi vào căng thẳng đáng kể

Tuy nhiên, theo cơ quan quản lý GD, các bộ máy hành chính mất quá nhiều thời gian để đóng cửa hay sáp nhập các trường không bền vững. Ông Baker cũng tiết lộ rằng việc thực thi các biện pháp ghi trong luật mới về chống bạo lực học đường đã bị trì hoãn, với nguyên nhân chính là thiếu một hệ thống công nghệ thông tin mới để các trường lưu lại tất cả các trường hợp bạo lực.

Bản chất vấn đề vẫn chưa rõ ràng

Được biết cơ quan quản lý GD đã chi gần 2,2 tỉ bảng trong năm học 2017 - 2018, ít hơn khoảng 1 triệu bảng so với năm học trước. Xấp xỉ 1,2 tỉ bảng đã được chi trực tiếp cho các trường, tức là nhiều hơn khoảng 20 triệu bảng so với năm học 2016 - 2017. Cơ quan quản lý GD đã nhận được 599 triệu bảng, nhằm mục đích cung cấp dịch vụ cho các trường - bao gồm đi lại, ăn uống... và hỗ trợ cho trẻ em có nhu cầu GD đặc biệt.

Mặc dù báo cáo của cơ quan quản lý GD là khá chi tiết, nhưng vào cuối tuần trước, cô Jacquie White - Phó Tổng thư ký Liên minh Giáo viên của tỉnh Ulster - đưa ra nhận xét rằng ý kiến của ông Baker không cho chúng ta biết bất cứ điều gì (về tình hình thực sự của cả hệ thống trường học trên toàn lãnh thổ).

Cô Jacquie White phân tích: “Các trường học đã không phải đối mặt với những áp lực tài chính như hiện nay kể từ khi ra đời Đạo luật GD năm 1947… Nếu cộng đồng nhận ra mức độ thực sự của cuộc khủng hoảng trong môi trường học đường ngày nay, tôi chắc chắn họ sẽ không ngồi yên”.

Phó Tổng thư ký Liên minh Giáo viên của tỉnh Ulster nói thêm: “Chúng ta đang ở thời điểm sống còn và không được phép mắc sai lầm. Trong một vài năm, chúng ta đã cảnh báo về tình trạng siết chặt chính sách tài chính thắt lưng buộc bụng trong các nhà trường…”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.