Bắc Giang: Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non

GD&TĐ - Phòng GD&ĐT huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức hội nghị sinh hoạt chuyên môn cấp huyện năm học 2024 - 2025 tại trường Mầm non Hương Gián.

Bắc Giang: Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non

Sáng 8/11, đại diện Phòng GD&ĐT huyện Yên Dũng cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị sinh hoạt chuyên môn giáo dục mầm non năm 2024 - 2025 tại trường Mầm non Hương Gián. Hội nghị nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên bậc học Mầm non.

Hội nghị với các nội dung: Tham quan môi trường “Xây dựng trường học hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm”; thực hành 2 hoạt động; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và quản lý hệ thống KHGD trong các cơ sở GDMN.

Là một trong những đơn vị luôn đẩy mạnh công nghệ thông tin, chuyển đổi số, năm học 2024 – 2025 trường mầm non Hương Gián đã chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường tăng cường, tích cực nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Đặc biệt nâng cao hiệu quả của việc xây dựng và quản lý hệ thống kế hoạch giáo dục, chuyên môn trên nền tảng phần mềm edoc; ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ AI vào trong giảng dạy đem lại hứng thú cho trẻ và hiệu quả của việc xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

Hội nghị dự thực hành hoạt động 1: Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. Đề tài: Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ vùng riêng tư (trẻ 4-5 tuổi). Với đề tài “Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ vùng riêng tư”, giáo viên phụ trách lớp đã thu hút sự chú ý, tham gia bài học đầy vui nhộn của trẻ bằng bài hát ứng dụng AI tự sáng tác, nhận biết các bộ phận trên cơ thể trẻ.

Hướng dẫn trẻ nhận biết vùng riêng tư như: miệng, ngực, vùng giữa hai đùi, mông bằng hình thức tổ chức trò chơi lắp các bộ phận trên cơ thể và tìm vùng riêng tư của bé trai và bé gái.

Điểm nhấn của bài học là thiết kế bài giảng điện tử kết hợp với âm thanh, hình ảnh, video trong bài giảng và trẻ được trải nghiệm giải quyết tình huống thực tế khi có người lạ dụ dỗ, lôi kéo, ôm hôn, sờ chạm vào vùng riêng tư của trẻ, hành động không an toàn có thể xảy ra ngay cả với người trẻ quen đã giúp cho trẻ tập trung và duy trì sự hứng thú trong suốt quá trình học tập. Qua đó, giúp trẻ hình thành kỹ năng biết cách tự phòng tránh, tự bảo vệ mình, kêu gọi sự giúp đỡ, nói lên ý kiến khi bị đe dọa hoặc xử trí tình huống bất lợi cho trẻ.

chuyen-de-2.jpg
Hoạt động giờ ăn bữa cơm gia đình.

Thông qua hình thức học mà chơi, chơi bằng học, giáo viên đã linh hoạt tạo thành chuỗi các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm qua quyển sách điện tử và trò chơi trực tuyến, giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng bảo vệ bản thân “vùng riêng tư trên cơ thể” một cách hiệu quả. Đây sẽ là nền tảng quan trọng để trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần.

Tiếp đó, đại biểu dự thực hành hoạt động 2 có chủ đề: “Tổ chức bữa cơm gia đình dành cho đối tượng trẻ 5-6 tuổi. Giáo viên đã giúp trẻ biết bữa cơm không chỉ đơn giản là cung cấp năng lượng - một nhu cầu thiết yếu của con người mà còn thể hiện văn hóa, thể hiện tình cảm yêu thương và sự gắn kết giữa các thành viên.

Qua tổ chức bữa ăn gia đình giúp trẻ cảm nhận được không khí ấm cúng như gia đình nhỏ của trẻ; rèn kỹ năng sử dụng một số dụng cụ trong gia đình như: bát sứ, đũa, đĩa,.. biết bảo quản đồ dùng dễ vỡ biết cách phối hợp cô cùng bạn để chuẩn bị bàn ăn, biết ăn uống văn minh trẻ được tự do lựa chọn những món ăn trên bàn và lấy lượng thức ăn vừa đủ trong khi ăn. Đây được coi là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết mà trẻ cần có để hình thành những thói quen và lối sống tốt đẹp cho trẻ.

Trên tinh thần học hỏi, chia sẻ đầy tâm huyết, ngay sau khi hoạt động kết thúc, các đại biểu đã trao đổi các ý kiến trực tiếp tại hội nghị sinh hoạt chuyên môn. Đánh giá những ưu điểm và đưa ra đóng góp nâng cao chất lượng bài dạy. Đây là hình thức giúp giáo viên mầm non có những phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.