Bắc Giang: Nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước

GD&TĐ - Các trường học ở Bắc Giang tăng cường giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng chống đuối nước, bảo đảm an toàn trong môi trường nước cho 100% trẻ em, học sinh của đơn vị mình...

Lớp dạy bơi tại trường Tiểu học Tân Hưng (huyện Lạng Giang).
Lớp dạy bơi tại trường Tiểu học Tân Hưng (huyện Lạng Giang).

Ngày 6/5, Sở GD&ĐT Bắc Giang có văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước với trẻ em, học sinh.

Theo đó, Sở GD&ĐT yêu cầu Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố (chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn quản lý), các đơn vị trực thuộc Sở tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh. 

Cụ thể, tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở GD&ĐT về phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước đối với trẻ em, học sinh.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn thương tích; đặc biệt là phòng, chống đuối nước, đảm bảo an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, học sinh.

Từ nay đến trước khi học sinh nghỉ hè, các trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên) bằng nhiều hình thức phù hợp đa dạng tổ chức ít nhất 01 buổi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng chống đuối nước, đảm bảo an toàn trong môi trường nước cho 100% trẻ em, học sinh của đơn vị mình.

Bên cạnh đó, các đơn vị xây dựng các chuyên đề tuyên truyền, giáo dục: Phòng, chống đuối nước (PCĐN) trên đường đi học; PCĐN khi tham quan, dã ngoại, tắm biển, đi bơi, khi vui chơi tại cộng đồng, phòng chống đuối nước khi hoạt động trong môi trường nước, cứu đuối an toàn khi thấy bạn bị đuối nước,...

Ngoài ra, chỉ đạo giáo viên thường xuyên quán triệt, nhắc nhở trẻ em, học sinh không được chơi, đùa nghịch gần ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, hố công trình,… nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước; không tự ý hoặc rủ nhau đi tắm, đi bơi khi không có người lớn đi cùng.

Sở GD&ĐT cũng lưu ý, các đơn vị chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan, chính quyền địa phương các cấp trong việc tổ chức quản lý, giám sát, hướng dẫn các em tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh.

Các nhà trường tăng cường rà soát, phát hiện các điểm nóng có nguy cơ cao xảy ra tai nạn đuối nước để cảnh báo kịp thời, tổ chức các lớp học bơi, học kỹ năng an toàn PCĐN cho các em trong dịp hè.

Đối với Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tham mưu UBND huyện, thành phố ban hành chương trình, kế hoạch, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm đảm bảo các điều kiện dạy, học bơi trong các cơ sở giáo dục; có chính sách hỗ trợ, giảm giá vé, chi phí học bơi, rèn luyện kỹ năng bơi an toàn, các dịch vụ liên quan cho học sinh.

Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực phòng, chống tai nạn thương tích, PCĐN và dạy bơi, dạy bơi tự cứu, cứu đuối an toàn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên tuyền, giáo dục cho trẻ em, học sinh.

Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả triển khai công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước tại các trường học trên địa bàn quản lý.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.