Bắc Giang: Một giáo viên nhận tiền tỷ để... “chạy việc”

GD&TĐ - Với hứa hẹn có thể xin được cho nhiều người vào làm việc biên chế tại các trường học và bệnh viện, bà Lê Thị Minh Loan đã nhận hàng tỷ đồng cùng bằng tốt nghiệp cao đẳng của nhiều nạn nhân từ năm 2015 đến nay nhưng vẫn chưa xin được việc cho họ.

Bà Lê Thị Minh Loan (trái) và bà Hậu kể lại sự việc với PV
Bà Lê Thị Minh Loan (trái) và bà Hậu kể lại sự việc với PV

Lời hứa đáng giá tiền tỷ

Báo GD&TĐ nhận được đơn kêu cứu của bà Nguyễn Thị Hậu (SN 1967), trú tại khu phố 4, thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang về việc bị hàng xóm là bà Lê Thị Minh Loan (SN 1971), trú cùng khu phố 4, hiện là giáo viên Trường Tiểu học Lương Phong số 1, huyện Hiệp Hòa, lừa xin việc cho con gái và người thân để chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng cùng nhiều bằng tốt nghiệp cao đẳng.

Ngày 5/8, tiếp xúc với Báo GD&TĐ, bà Hậu cho biết, do con gái tốt nghiệp cao đẳng ngành dược nhưng chưa xin được việc, nên khoảng tháng 7/2015, bà Loan nói có quen biết và xin vào làm việc biên chế tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Bắc Ninh. Bà Loan đã đề nghị gia đình bà Hậu chi một khoản tiền để “chạy”. “Vợ chồng tôi mong muốn con gái có công ăn việc làm ổn định, nên khi bà Loan đề nghị, nhà tôi đã dồn hết tiền để đưa cho bà Loan”, bà Hậu nói.

Bà Loan còn nói có cả “cửa” xin vào làm biên chế kế toán và giáo viên của các trường tiểu học. Thấy vậy, bà Hậu tiếp tục nhờ bà Loan xin cho 5 người cháu trong gia đình. Từ khi nhờ bà Loan xin việc cho con và cháu, bà Hậu đã nhiều lần chuyển tiền cho bà Loan, tính đến thời điểm tháng 10/2017, số tiền đã lên đến 1,26 tỷ đồng cùng 5 tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng. Những lần nhận tiền từ bà Hậu, bà Loan đều viết ra một tờ giấy và ký xác nhận việc vay tiền.

Sau thời gian dài chờ đợi công việc mà không thấy có kết quả, từ cuối năm 2017 bà Hậu đã nhiều lần đề nghị bà Loan hoàn trả số tiền đã đưa và bằng tốt nghiệp của các cháu. Nhưng bà Loan vẫn nhất quyết khẳng định là sẽ xin được và đề nghị gia đình đợi “quyết định” sau đó sẽ có bằng luôn.

Cũng từ năm 2015 đến nay, các cháu của bà Hậu không có bằng tốt nghiệp để đi làm công việc đã học mà thay vào đó phải xin vào làm việc tại các khu công nghiệp. Còn số tiền 1,26 tỷ đồng đã đưa cho bà Loan, thì đến nay bà Hậu mới chỉ nhận lại 120 triệu đồng.

Hé lộ đường dây “chạy việc”

Ngày 5/8, tại nhà bà Hậu, Báo GD&TĐ đã gặp bà Loan. Khi được hỏi về sự việc bà Hậu phản ánh, bà Loan xác nhận là có. “Tôi nhận của bà Hậu tổng số tiền là 760 triệu đồng nhưng sau đó có trả lại 120 triệu đồng, thời điểm hiện tại chỉ còn 640 triệu đồng của 6 trường hợp”, bà Loan nói.

Tuy nhiên, bà Hậu cho rằng: “Ngoài số tiền 760 triệu đồng mà bà Loan thừa nhận, thì ngày 2/10/2017, bà Loan cùng chồng là ông Chu Văn Long đã nhận thêm 500 triệu đồng từ bà Hậu. Bà Hậu cũng cung cấp cho PV một tờ giấy vay tiền do vợ chồng bà Loan viết và kí với số tiền 500 triệu đồng cùng lời hứa đến ngày 7/10/2017 sẽ hoàn trả gia đình bà Hậu”.

Bà Loan cũng cho biết, khi nhận tiền và 5 bằng tốt nghiệp cao đẳng từ bà Hậu, bà đã chuyển cho ông La Văn Dũng và bà Đặng Thị Thoa, ở xóm Vinh Quang, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa. Hai người này nhận tiền từ bà Loan rồi chuyển cho ông Nguyễn Văn Hưng, ở khu 3, phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. “Trong số tiền này, tôi có chuyển cho Nguyễn Thị Thu Thủy, ở Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, trước đây là kế toán của Ủy ban MTTQ huyện, nhưng bây giờ là Hội Cựu chiến binh. Cô Thủy có lên nhận với công an huyện và công an tỉnh là cầm ngần ấy tiền”, bà Loan kể.

Cũng tại buổi trò chuyện, bà Loan đã thừa nhận đây là một đường dây chạy việc, với tổng số tiền bà Loan đã đưa cho những người trên là gần 5 tỷ đồng, của nhiều người nhờ “chạy việc”. “Trong số gần 5 tỷ đồng ấy, tôi đã khai báo với công an và liệt kê là đã trả những ai, tôi phải vay bạn bè, người thân và cắm cả sổ đỏ để có số tiền 120 triệu trả cho bà Hậu”, bà Loan nói.

Trước tính chất của sự việc nêu trên, chiều 6/8, bà Hậu đã gửi đơn tố cáo hành vi lừa đảo của bà Loan đến Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bắc Giang. Cơ quan Công an tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận đơn và những giấy tờ, tài liệu do bà Hậu cung cấp.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hệ thống Buk-M3 xuất hiện tại chiến trường Ukraine.

Vũ khí chuyên săn lùng ATACMS, Storm Shadows

GD&TĐ - Theo kênh Tvzvezda, phiên bản mô-đun của tổ hợp đánh chặn Buk-M3 ra đời chuyên để săn lùng vũ khí phương Tây, trong đó có tên lửa ATACMS, Storm Shadows.
Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

Vì sao Nga đang chiếm ưu thế ở Ukraine?

GD&TĐ - Những thành công mà quân đội Nga giành được là nhờ ba yếu tố, xuất phát từ cả những điểm mạnh của Nga và những yếu tố liên quan đến hạn chế của Ukraine.
Minh họa/INT

Nghĩa cử đẹp

GD&TĐ - Từ một nghĩa cử tự phát, đến nay, việc vận chuyển nước sinh hoạt miễn phí cho người dân vùng hạn mặn đã thành phong trào ở các tỉnh phía Nam.