Bắc Âu cải cách hệ thống trường đại học

GD&TĐ - Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển đã thoát khỏi tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng tới GD bậc cao châu Âu, không những thế họ còn mở rộng được ngân sách của mình. 

Sinh viên Bắc Âu
Sinh viên Bắc Âu

Tuy nhiên, các chính phủ này đang tìm cách để các trường ĐH bổ sung nguồn quỹ của mình nhằm giảm gánh nặng tài chính cho nhà nước.


5 quốc gia Bắc Âu có tổng số dần 25 triệu người, bao gồm khoảng 1,2 triệu SV. Đây cũng là các nước có tỷ lệ phần trăm GDP chi cho GD và nghiên cứu cao nhất thế giới. 
Khoảng 11 tỉ USD tiền ngân sách đã được chi cho nghiên cứu tại 5 quốc gia này, trong đó Thụy Điển dành 49% quỹ nghiên cứu cho các trường ĐH, Đan Mạch là 46%, Na Uy là 33,5% và Phần Lan 29%. Trong khi đó mức trung bình của Liên minh châu Âu là 33,3%.

Phần trăm được chi cho các trường ĐH là một chỉ số cho thấy mức độ tự trị của các trường ĐH lớn thế nào trong việc quyết định sự ưu tiên cho nghiên cứu khoa học. 

Trong những thập kỷ gần đây, các trường ĐH ở Bắc Âu đã chứng kiến nhiều đề xuất về cải cách, trong đó có một số đề xuất đã được thực hiện. Cụ thể như sau:

Thụy Điển: Chất lượng và sự tự trị

Thụy Điển đã đưa ra một hệ thống đảm bảo chất lượng mới cho GD bậc cao, gây ra những chỉ trích từ các trường ĐH. Điều này dẫn đến những câu hỏi về sự công nhận quốc tế đối với bằng cấp của Thụy Điển dưới các tiêu chuẩn mà Cơ quan bảo hiểm chất lượng châu Âu ENQA đã đề nghị.

Một đề xuất nhằm đưa ra luật mới tách các trường khỏi sự quản lý của chính phủ đã bị dừng lại vào năm ngoái do các cuộc biểu tình phản đối, tuy nhiên vấn đề này có thể sẽ quay trở lại quốc hội vào mùa xuân. 

Trong số những người chỉ trích là giáo sư Sverker Sorlin tại Viện công nghệ Hoàng gia KTH. Ông cho rằng: “Tự trị là điều tốt và đã được các trường khắp châu Âu tán thành, tuy nhiên Chính phủ Thụy Điển đã chỉ quan tâm đến các mặt thương mại và các phát kiến khoa học. 

Nhiệm vụ lớn hơn và vai trò tích cực của trường ĐH trong xã hội lại không rõ ràng. Một cuộc cải cách lớn như vậy sẽ đòi hỏi nhà trường phải tự cấp kinh phí và điều này khiến các trường không muốn tách khỏi nhà nước nếu họ không đảm bảo có được sự hỗ trợ”.

Đan Mạch: Nhu cầu cải cách

Đan Mạch có tham vọng lớn nhất đối với GD bậc cao trong số các nước Bắc Âu. Mục tiêu của quốc gia này là 95% thanh niên hoàn thành bậc trung học, 60% hoàn thành sau bậc trung học và 25% hoàn thành bằng thạc sĩ trong vòng 1 thập kỷ tới. 

Đất nước này có hệ thống tài chính dành cho SV hào phóng nhất các nước Bắc Âu và cả thế giới, đồng thời có sự hỗ trợ đặc biệt cho SV du học. 

Tuy nhiên, trong số 50.000 SV Bắc Âu du học năm 2011 chỉ có 7% là SV Đan Mạch và đó là một trong những lý do chính chính phủ nước này có một kế hoạch hành động cho quốc tế hóa.

Bộ trưởng Khoa học, Phát kiến và GD bậc cao Morten Ostergaard đang thúc đẩy một số cuộc cải cách lớn và đã tuyên bố sắp có một chiến dịch mới với những hỗ trợ cho SV quốc tế ở lại Đan Mạch sau khi tốt nghiệp hoặc các biện pháp khác thu hút tài năng trên thế giới.

Phần Lan: Đa dạng hóa thu nhập

Bộ trưởng GD và Khoa học Krista Kiuru đang tìm cách khuyến khích các trường đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Nghị sĩ Arto Satonen năm ngoái cũng đề xuất thu học phí của SV ngoài châu Âu nhưng ông cho biết hiện giờ chưa có tiến triển nào về mặt thu phí này”.

Na Uy: Tăng cường tài chính, thu học phí SV nước ngoài

Bộ trưởng GD và nghiên cứu Na Uy Torbjon Roe Isaksen đã tuyên bố GD bậc cao và hoạt động nghiên cứu sẽ được ưu tiên ngân sách. 

Ông cũng muốn đưa ra mức học phí cho SV quốc tế ngoài châu Âu đến Na Uy học. Na Uy cần có thêm trung tâm nghiên cứu chất lượng cao tại các trường ĐH và đảm bảo được tài chính, sự linh hoạt cần thiết để kết nối nghiên cứu với việc giảng dạy có chất lượng, hướng tới mục tiêu thu hút các nhà nghiên cứu có tài và SV trên thế giới.

Tuy nhiên, việc thu phí SV ngoài châu Âu bị phản đối vì nhiều người cho rằng Na Uy cần SV quốc tế hơn họ cần Na Uy.

Theo University world news

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hình ảnh giả mạo salon ô tô trên Facebook để lừa đảo.

Lập salon ô tô 'ma' để lừa đảo

GD&TĐ - Hoàng Văn Cương và Nguyễn Anh Văn tạo dựng salon ô tô 'ma', sau đó đăng thông tin giả bán xe để chiếm đoạt tiền đặt cọc.
Ảnh minh họa ITN.

Dục tốc bất đạt

GD&TĐ - Đầu mùa tuyển sinh 2024, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã công bố loạt kết luận liên quan đến việc mở và đào tạo ngành học mới với nhiều trường đại học.