Bà Kamala Harris sẽ không tốt cho châu Âu hơn ông Trump?

GD&TĐ -Dù truyền thông quốc tế tin rằng châu Âu e ngại ông Donald Trump tái đắc cử nhưng chính sách đối ngoại của bà Kamala Harris sẽ tốt hơn?

Bà Kamala Harris thắng cử Tổng thống Mỹ sẽ tốt cho châu Âu?
Bà Kamala Harris thắng cử Tổng thống Mỹ sẽ tốt cho châu Âu?

Tạp chí National Interest của Mỹ mới đây đã có bài phân tích về khả năng bà Kamala Harris thắng cử sẽ tốt hơn cho châu Âu hay không.

Thực tế truyền thông quốc tế lâu nay luôn đề cập đến kịch bản ngược lại, đó là châu Âu lo sợ một tương lai bất ổn định nếu ông Donald Trump tái đắc cử. Vậy nếu bà Kamala Harris thắng cử thì sao?

Theo đó, tạp chí Mỹ nhận định, bà Kamala Harris vốn ít có ảnh hưởng chính trị rõ ràng đối với châu Âu. Và kể từ khi trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ cách đây ba tuần, bà chưa tổ chức một cuộc họp báo nào hoặc công bố bất kỳ chính sách chi tiết nào trong tương lai.

Do đó, căn cứ vào các chính sách của chính quyền ông Joe Biden - Kamala Harris trước đó, các khả năng chính sách mới của bà Harris sẽ không phải là một điều thực sự tốt cho châu Âu.

Cuộc sơ tán vội vàng ở Afghanistan khiến châu Âu tức giận

Ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức, chính quyền của ông Biden đã tuyên bố rằng, trái ngược hoàn toàn với chính quyền ông Trump, họ sẽ theo đuổi mối quan hệ thân thiện với các đồng minh của Mỹ.

Nhưng rõ ràng là không phải lúc nào cũng vậy. Các đồng minh châu Âu đã nổi giận khi chính quyền Biden không tham vấn họ một cách thỏa đáng trước khi rút quân đột ngột và tai hại khỏi Afghanistan. Quyết định vội vàng của ông Biden đã khiến dân thường, quan chức châu Âu và nhân viên địa phương của họ đã phải vật lộn để sơ tán. Đây là một trong số ít quyết định về ngoại giao mà Harris tự hào khẳng định mình có vai trò quan trọng.

Trên thực tế, bà tuyên bố rằng bà là người cuối cùng trong phòng trước khi Tổng thống Biden quyết định rút quân.

Cuộc xung đột ở Ukraine và hướng đi của Mỹ

Vấn đề hàng đầu đối với châu Âu hiện nay là chiến tranh Ukraine, và không có dấu hiệu nào cho thấy Phó Tổng thống Harris bất đồng quan điểm với các chính sách của Tổng thống Biden.

Ông Biden đã không ngăn cản Nga phát động chiến tranh. Ông đã bình luận rằng một "cuộc xâm nhập nhỏ" của Nga vào Ukraine có thể không đòi hỏi phản ứng của Mỹ. Và giống với những gì mà ông đánh giá về Afghanistan, quan điểm này đã "thúc đẩy ông Putin hành động táo bạo", National Interest bình luận.

Khi cuộc xung đột nổ ra, chính quyền Mỹ của ông Biden-Harris đã do dự trong việc cung cấp cho Ukraine vũ khí mà nước này cần. Chính quyền này không có tầm nhìn rõ ràng về các mục tiêu chiến lược của mình. Ông Biden và Harris dường như chỉ có xu hướng "ủng hộ" Ukraine trong cuộc chiến của nước này, trái ngược hoàn toàn với tầm nhìn của ông Trump về một cuộc chiến nhanh chóng phải kết thúc.

Ưu tiên năng lượng của châu Âu

Một ưu tiên khác của châu Âu là năng lượng. Trong sự háo hức muốn tách khỏi các chính sách của ông Trump, một trong những hành động đầu tiên của chính quyền ông Biden-Harris là dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 giữa Nga và Đức, National Interest đánh giá.

Cựu Tổng thống Trump đã cố gắng ngăn chặn việc xây dựng đường ống vì nó làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga và làm suy yếu an ninh của Ba Lan và Ukraine.

biden.png
Chính quyền ông Biden - Harris đã đảo ngược quyết định của ông Trump để hài lòng châu Âu?

Điều này thật vô lý khi người châu Âu vừa yêu cầu Mỹ bảo vệ lục địa khỏi sự đe dọa, vừa làm giàu và tăng cường sức mạnh cho Nga thông qua việc nhập khẩu năng lượng.

Việc mua khí đốt từ Mỹ giúp châu Âu "cai nghiện" khỏi sự phụ thuộc vào Nga.

Nhưng chính quyền Biden-Harris cũng đã gây tổn hại cho châu Âu với quyết định dừng xây dựng các nhà ga xuất khẩu LNG tại Mỹ.

Điều này là một sự nhượng bộ đối với nhóm vận động hành lang về môi trường. Chính quyền cũng sẽ ngăn chặn xuất khẩu LNG nhưng đã bị một thẩm phán liên bang ngăn chặn. Hành động này cho thấy Mỹ đang bỏ rơi châu Âu chỉ để hài lòng các nhóm vận động hành lang trong mùa bầu cử.

Chính sách yếu kém về Iran

Tạp chí National Interest có những nhận định như sau: Chính quyền Biden-Harris đã đảo ngược chính sách gây sức ép tối đa của cựu Tổng thống Trump và ngừng thực thi các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran. Kể từ khi ông Joe Biden bắt đầu nắm quyền, Iran đã tận hưởng khoản tiền khổng lồ 100 tỷ USD từ việc xuất khẩu dầu mới được phép.

Nhờ đó, được khích lệ và làm giàu, Iran đã mở rộng chương trình hạt nhân của mình. Nước này cũng đã "trang bị vũ khí và huấn luyện cho Hamas, Hezbollah và Houthis".

Hai nhóm đầu tiên đe dọa an ninh châu Âu bằng cách làm gia tăng nguy cơ chiến tranh ở Trung Đông lân cận, trong khi Houthis là mối đe dọa đối với hoạt động vận chuyển toàn cầu và châu Âu.

Chính quyền ông Biden-Harris đảo ngược tuyên bố của ông Trump khi chỉ định Houthis là một tổ chức khủng bố vào năm 2021. Sau đó, ông Biden đã lại khôi phục lại những điều đó vào năm 2024. Điều này cũng không giúp ích gì trong ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ.

Chính sách kinh tế năng lượng xanh của ông Joe Biden

Chính quyền Biden-Harris chỉ trích thuế thép và nhôm của Trump đối với các nước châu Âu, điều này đã gây ra sự phản kháng của châu Âu là cuộc đối đầu về thuế quan xuyên lục địa.

Chính quyền ông Biden đã đình chỉ các thuế quan mà ông Trump áp đặt nhưng sau đó lại ban hành chính sách kích thích kinh tế Mỹ, có tác động mạnh mẽ ở châu Âu.

Cụ thể, Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đã cung cấp 369 tỷ USD viện trợ của chính phủ cho ngành năng lượng sạch. Người châu Âu coi các khoản trợ cấp này của Mỹ là hành động thương mại "Mua hàng Mỹ" thù địch. EU sau đó đáp trả bằng các khoản trợ cấp thỏa thuận xanh của riêng họ.

Ban đầu đạo luật IRA đã bế tắc ở Thượng viện nhưng với với tư cách là Chủ tịch Thượng viện, Phó Tổng thống Harris đã bỏ phiếu thông qua đạo luật này.

"Vì không có câu trả lời từ các cuộc họp báo hoặc các bài báo lập trường, chúng ta chỉ có thể đoán chính sách châu Âu nếu bà Kamala Harris thắng cử sẽ như thế nào. Nhưng chúng ta có thể nói điều này: nếu bà tiếp tục các chính sách của Biden-Harris, cả người Mỹ và người châu Âu đều sẽ không tốt hơn" - tác giả của National Interest nhận định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ