1. Đau bụng
Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng, nhưng nếu đau bụng không rõ nguyên nhân cũng có thể là gan đang gửi tín hiệu cho thấy có vấn đề nghiêm trọng.
Thông thường bệnh ung thư gan không có dấu hiệu từ sớm, người bệnh chỉ phát hiện ra vấn đề khi xuất hiện các cơn đau. Thời điểm đó có thể gan đã bị ung thư, bệnh đã nặng.
Cho nên nếu có những cơn đau ở vùng bụng trên bên phải có thể là dấu hiệu các vấn đề về gan hoặc cũng có thể vấn để ở cơ quan tiêu hóa. Cho nên, cách tốt nhất là bạn đến bệnh viện để thăm khám và theo dõi sức khỏe một cách cẩn thận.
2. Mắt
Mắt chuyển sang màu vàng cũng là dấu hiệu tuyệt đối không chủ quan. Mắt vàng là triệu chứng đầu tiên của bệnh gan. Không chỉ vàng ở mắt mà còn vàng ở da. Màu vàng của mắt cho thấy chức năng gan bị tổn thương khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao.
Khi lượng bilirubin ở mức cao thì không chỉ mắt vàng mà còn xuất hiện màu vàng ở móng tay, vàng da...
3. Sốt
Sốt là biểu hiện của viêm nhiễm trong cơ thể mà cũng có thể do cảm lạnh. Nhưng sốt kéo dài không khỏi thì có thể là bệnh ở gan hoặc bạch cầu. Vì vậy, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Gan có chức năng trao đổi chất và giải độc quan trọng. Cả chuyển hóa glycogen và chuyển hóa protein đều cần có sự tham gia của gan. Gan cũng là cơ quan duy nhất của tổng hợp albumin.
Chức năng gan bình thường là rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người. Do đó, chúng ta nên bảo vệ gan, và chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc hoặc uống rượu, không ăn thức ăn bị mốc và không ăn quá nhiều.
Để phòng bệnh gan, cần chú ý:
- Tránh các loại chất kích thích có hại cho cơ thể, đặc biệt là uống rượu.
- Chú ý sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ trước 23h vì đây là thời điểm gan bắt đầu thải độc của cơ thể.
- Chú ý không ăn các loại thực phẩm sống, chưa nấu chín vì có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng chức năng gan.
- Không sử dụng chung kim tiêm, dao cạo, đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng...
- Sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ.
- Tiêm ngừa vaccine (viêm gan siêu vi A và B) đầy đủ theo lịch tiêm chủng hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tham vấn ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống, kết hợp các loại thuốc Đông Tây Y.
- Duy trì cân nặng luôn ổn định, tránh béo phì.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.