Câu chuyện của bà Zhang, sống tại Phúc Kiến, Trung Quốc đang được nhiều bà mẹ bỉm sữa nước này chia sẻ trên các diễn đàn làm mẹ trên Weibo và các mạng xã hội khác.
Theo một tài khoản Weibo có tên Tiểu Mã, bà Zhang là bà ngoại của Xiao Xiao - cô bé 3 tuổi khá nghịch ngợm.
Do cha mẹ của Xiao Xiao đi làm xa trên thành phố, nên bà Zhang giúp con gái chăm sóc cháu ngoại suốt mùa hè vừa qua. Vào giữa thàng 7/2019, trong một buổi tối mùa hè, Xiao Xiao bỗng dưng khóc thét, ôm tai và nói với bà: "Bà ơi, con đau tai quá".
Nhanh trí, bà Zhang lấy đèn pin soi và phát hiện một con bọ nhỏ đang mắc kẹt trong tai cháu. Không chần chừ, bà Zhang lấy một giọt dầu mè nhỏ vào tai cháu.
Hơn nửa giờ sau, Xiao Xiao bớt đau nhức, bà Zhang nghiêng đầu cháu, vỗ nhẹ bên tai không đau nhằm mục đích cho con vật rơi ra ngoài. Tuy nhiên, vỗ mãi không được, bà Zhang đưa cháu đến bệnh viện nhờ bác sĩ trợ giúp.
Tại bệnh viện huyện, bác sĩ khá bất ngờ khi bà ngoại trả lời rằng bà đã nhỏ dầu mè vào tai cháu. Nghĩ rằng câu trả lời của bà Zhang sẽ khiến các bác sĩ giận dữ vì phản khoa học, tuy nhiên, vị bác sĩ này lại khen ngợi cách xử trí thông minh của bà ngoại.
Bác sĩ cho biết, nhờ giọt dầu mè của bà Zhang đã khiến cánh của con bọ bị dính, không thể cử động, hạn chế đau đớn và làm tổn thương màng nhĩ của cháu gái.
Tuyệt đối không dùng ngón tay, vật cứng ngoáy tai khi bị côn trùng chui vào tai.
Sau khi câu chuyện về bà Zhang được đăng tải trên Weibo, rất nhiều người dùng mạng xã hội Trung Quốc đã chia sẻ nó cùng những lời cảnh báo về việc bảo vệ con khỏi côn trùng, nhất là vào mùa hè và thời điểm giao mùa như hiện tại.
Một vài phương pháp xử lý khi côn trùng chui vào tai trẻ em cũng được các mẹ lưu ý và chia sẻ. Khi gặp trường hợp tương tự như Xiao Xiao, các bậc cha mẹ nên bình tĩnh xử trí theo các cách như sau:
Cách xử lý thông minh của bà Zhang đã khiến thính giác của cháu gái được cứu.
- Dùng dầu mè, dầu đậu nành nhỏ vào tai trẻ: Phương pháp này nhằm làm dính cánh, chân của con muỗi, con bọ chui vào tai trẻ. Cách này thường được nhiều người Trung Quốc dùng hạn chế con vật di chuyển sâu vào trong ốc tai và màng nhĩ làm tổn thương những bộ phận này. Sau đó, đưa con đến bệnh viện nờ bác sĩ dùng dụng cụ chuyên dụng gắp ra.
- Dùng đèn pin soi vào tai: Dựa vào đặc tính ưa ánh sáng của côn trùng nên nhiều người thường sử dụng đèn pin, soi rọi vào tai để con vật bên trong tìm đường bò ra ngoài theo ánh sáng.
- Dùng khói thuốc lá: Đây là một phương pháp rất dễ thực hiện, chỉ cần hút một điếu thuốc rồi thổi khói trực tiếp vào tai trẻ để tác động vào con vật bên trong tai.
Tuy nhiên, cách này có thể gây ảnh hưởng đến trẻ vì mùi khói thuốc lá rất độc. Vì vậy, phụ huynh nên cân nhắc không nên sử dụng phương pháp này, chỉ sử dụng với những đối tượng thích hợp.
Ba cách trên chỉ phù hợp với những trường hợp trẻ bị nhẹ. Trong trường hợp trẻ bị nặng, con vật trong tai khiến trẻ đau đớn, kêu khóc, cha mẹ cần ngay lập tức đưa con đến bệnh viện nhờ sự can thiệp của bác sĩ.
Cha mẹ tuyệt đối không dùng ngón tay hay các vật dụng khác để ngoáy tai, chà xát vào tai tránh trường hợp đùn con vật vào sâu phía trong, ảnh hưởng đến màng nhĩ, khiến bác sĩ khó can thiệp.