Áp Nghị định 100, “văn hóa nhậu” sẽ.. biến mất?

Áp Nghị định 100, “văn hóa nhậu” sẽ.. biến mất?

Từ... “đòn” mạnh

Không thể không bật cười khi mới đây một người đàn ông ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam) bật khóc trong lúc ký biên bản bị xử phạt vì tiếc tiền (7 triệu đồng). Cũng thật cám cảnh khi ngày ngày công chúng được xem những hình ảnh các bà vợ tất bật đến quán nhậu chở chồng về nhà trong tình trạng... say xỉn.

“Đúng là cười ra nước mắt với những tình huống không thể tin nổi của dân nhậu. Lúc đó, các đấng mày râu vốn ăn to, nói lớn trông mới... tội nghiệp làm sao! ” – Chị Nguyễn Thị Hạnh – Nam Từ Liêm cảm thán.

Vậy chuyện gì đây? Là chuyện Nghị định 100/NĐ-CP về xử phạtvi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đi vào cuộc sống. Trong Nghị định này có những quy định xử phạt mạnh tay liên quan đến việc sử dụng nồng độ cồn mà vẫn điều khiển các loại phương tiện giao thông.

Có thể nói, với việc thi hành “thần tốc” (chỉ sau 2 ngày ban hành đã được áp dụng) Nghị định 100/NĐ-CP thực sự gây “sốc”, thậm chí có thể coi là “đòn” mạnh cho... “văn hóa nhậu”.

Cũng vì bao năm nay, hình ảnh các quán xá đông đúc cùng những tiếng hò dô, tiếng cốc rượu bia chạm lanh canh cả trưa lẫn tối vốn trở thành một hình ảnh quen thuộc, thậm chí là... gần gũi.

Khi đó, mỗi chén rượu, vại bia luôn được nhiều người coi là “nhịp cầu” nối tình giao hảo, coi là một cách thể hiện tâm tình của mình với bạn hữu, đối tác... Thế nên, dường nhưng rất ít người “choáng” khi nghe những con số: Mỗi năm người Việt tiêu thụ đến 4 tỉ lít bia và được gọi là “cường quốc rượu bia”. Nhiều người còn tự hào gọi đó là “văn hóa nhậu”, coi đó là một thói quen ứng xử... lịch thiệp, hiếu khách của người Việt.

Đã thế, sau mỗi cuộc nhậu mà bia rượu “lên ngôi”, nhiều tiêu tửu vẫn thoải mái điều khiển các phương tiện tham gia giao thông trong trạng thái chếnh choáng men say. Đâu phải họ không biết Nhà nước đã ban hành quy định xử phạt người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong máu. Nhưng vì chế tài xử phạt còn quá nhẹ nên nhiều dân nhậu vẫn “coi trời bằng vung” và trở thành những “anh hùng xa lộ” gây ra sự kinh hãi của cả cộng đồng.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì mọi chuyện rẽ sang lối khác với “đòn” xử phạt nặng đánh vào “hầu bao” của mỗi người. Áp theo Nghị định này, vẫn có thể tiếp tục say sưa với rượu bia để bảo vệ “quan điểm” đấy là ứng xử... hài hòa, lịch thiệp. Nhưng, nếu đem nồng độ cồn đó tham gia giao thông, một lần vi phạm nhẹ sẽ nộp vài triệu, nặng thì vài chục triệu, đấy là chưa kể các biện pháp ngăn chặn khác như tước bằng lái đối với ô tô, xe máy, tạm giữ phương tiện.

Đến sẽ biến mất... “văn hóa nhậu”?

Với Nghị định này, có thể thấy “văn hóa nhậu” của người Việt đang... dần “xẹp” xuống, kể cả đang ở thời điểm “mùa nhậu” của tổng kết cuối năm hay sắp sửa đón mừng xuân mới.

Đã có rất nhiều nhà hàng kêu doanh thu sụt giảm vì khách bắt đầu... ngại dừng chân tụ tập bạn bè, ngại tạt vào làm cốc bia cho... sảng khoái rồi mới về nhà.

Không phải các nhà hàng chịu ngồi yên mà họ cũng đã có rất nhiều dịch vụ giúp thực khách “đối phó” với các chế tài xử phạt, như: Dịch vụ xe ôm, taxi, nhân viên chở về tận nhà... Thế nhưng cái đà “xẹp” ấy vẫn không giảm, thậm chí còn lan sang cả các mặt hàng rượu bia phục vụ ngày Tết khiến chứng khoán, doanh thu của nhiều công ty bia rượu cũng theo đó mà xuống dốc.

Rõ ràng, Nghị định đã tạo ra cú “sốc” không chỉ với dân nghiền nhậu mà còn với cả tốc độ tăng trưởng của ngành rượu bia nước nhà hay hệ thống nhà hàng dịch vụ. Thế nhưng lạ thay cú “sốc” ấy không khiến mọi người buồn lo mà lại thấy hoan hỉ! Không riêng gì các bà vợ hoan hỉ mà còn có cả những đấng mày râu thú nhận từ nay không còn la cà quán xá rồi tùy tiện phóng xe.

Đã có người còn cất lời cảm ơn Nghị định: “Tối hôm trước, tôi nhận được lời mời bạn bè gặp gỡ giao lưu ở một nhà hàng. May nhờ nhà nước xử phạt nặng về uống rượu bia mà tham gia giao thông nên tôi có lý do tránh được rượu chè mà không bị bạn bè khích bác là “coi thường nhau”...” – anh Bùi Hải (Cổ Nhuế, Hà Nội) thành thật kể.

Niềm hoan hỉ càng lớn hơn khi theo như thông tin từ ngành giao thông, số vụ tai nạn giao thông có phần giảm trong những ngày qua. Vì ai cũng biết, rượu bia chính là một trong những tác nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gieo những nỗi đau thương của biết bao gia đình.

Tuy nhiên, có câu hỏi được đặt ra, liệu rằng “văn hóa nhậu” sẽ biến mất từ đây? Có mâu thuẫn hay không khi người Việt vốn có “truyền thống” giao hảo bằng những chén trà, chén rượu ở bất cứ không gian nào, sự kiện nào?

“Các bạn đừng vin vào các cụ xưa đã dạy: “Khách đến nhà không trà thì rượu”, hay “Nam vô tửu như kỳ vô phong” để mà ngụy biện cho những hành vi, thói quen sử dụng rượu bia thái quá của mình. Ngày trước, các cụ uống rượu tinh tế, thanh tao, có chừng có mực, là thú tiêu giao giữa những người bạn tri âm tri kỷ. Các cụ không phải cứ tùy tiện mượn rượu để giải sầu, cà khịa, hành hung và nhất là để tạo mối quan hệ tiến thân nhưng một bộ phận bạn trẻ thời nay.

Theo tôi, không có cái gọi là “văn hóa nhậu” mà chỉ có những con người ứng xử văn minh với rượu bia. Vậy nên, phong tục nhấp môi chén rượu mừng gặp gỡ, mừng đoàn viên, mừng hạnh phúc..., nhất là mừng mùa xuân mới của người Việt sẽ mãi mãi là nét văn hóa đẹp cần được thế hệ hôm nay thực hành đúng đắn” – Tiến sĩ Đinh Công Vĩ, Chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian nói.

“Chế tài xử phạt nặng để mọi người hãy nhớ lấy để không vi phạm, gây nguy hiểm cho sức khỏe, sinh mạng của bản thân họ và xã hội, đó là ý nghĩa rất nhân văn. Điều quan trọng là chúng ta sử dụng rượu, bia một cách có văn hóa và thực hiện đã uống rượu, bia không lái xe”. 
                                                                       Ông Khuất Việt Hùng,
Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.