Áp dụng biện pháp này, chốc lở nặng đến mấy cũng khỏi hẳn sau 3 ngày

Sau đây là top 10 biện pháp chữa bệnh chốc lở để bạn tham khảo.

Áp dụng biện pháp này, chốc lở nặng đến mấy cũng khỏi hẳn sau 3 ngày

Chốc lở (Impetigo) là bệnh da liễu có tính lây nhiễm cao, thường xuất hiện ở mặt, cổ, cánh tay và chân. Có hai loại vi khuẩn gây ra bệnh chốc lở đó là tụ cầu vàng (staphylococcus aureus) và liên cầu khuẩn (streptococcus pyogenes).

Vi khuẩn có thể nhiễm vào da qua một lỗ hổng (chẳng hạn như vết cắt, vết côn trùng cắn hoặc vết thương khác) hoặc khi da bị phá hủy bởi một loại bệnh khác như chàm hoặc ghẻ.

Có nhiều loại bệnh chốc lở khác nhau, chẳng hạn như impetigo contagiosa (chốc lây), bullous impetigo (chốc bọng nước) và ecythyma (chốc loét).

Bệnh chốc lở có thể xảy ra với tất cả mọi người nhưng phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh có thể bao gồm việc tham dự các chương trình chăm sóc sức khỏe, trường học, vệ sinh kém, thời tiết nóng hoặc mắc các loại bệnh nhiễm trùng da khác, viêm da, tiểu đường hoặc hệ miễn dịch bị suy yếu.

Các triệu chứng của bệnh chốc lở tùy thuộc vào loại bệnh. Tuy nhiên, về cơ bản bao gồm các các chỗ lở loét màu đỏ mà có thể bóc ra dễ dàng, vỏ màu mật ong được hình thành sau khi mụn mủ bị vỡ, vết rộp đầy chất lỏng, ngứa hoặc bị phát ban ở vùng bị nhiễm, tổn thương da và các hạch bạch huyết bị phồng.

Việc điều trị bệnh chốc lở tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các trường hợp nhẹ có thể chữa bằng việc giữ gìn vệ sinh tốt và các phương pháp tại nhà. Nếu sự lây nhiễm lan nhanh và bạn cảm thấy khó chịu bởi các triệu chứng thì hãy đến gặp bác sĩ.

Ap dung bien phap nay, choc lo nang den may cung khoi han sau 3 ngay - Anh 1

Ảnh: Top10homeremedies.

Dưới đây là top 10 biện pháp chữa bệnh chốc lở để bạn tham khảo.

1. Giấm trắng

Để đẩy nhanh quá trình phục hồi da, điều cần thiết là phải giữ cho vùng bị bệnh sạch sẽ, hoặc rửa với nước có pha thuốc kháng sinh hoặc nước sạch.

Bạn có thể tự chế dung dịch có tác dụng kháng sinh với giấm trắng, giúp ngăn chặn sự lan rộng của vùng bị nhiễm bệnh và làm khô vùng đã bị nhiễm.

Cách làm:

- Trộn 1 thìa giấm trắng đã tinh chế với 2 cốc nước ấm.

- Dùng bông gòn rửa sạch vùng bị nhiễm bằng dung dịch này.

- Vỗ nhẹ vào vùng da khô và bôi kem/thuốc kháng sinh được chỉ định bởi bác sĩ.

- Dùng gạc phủ kín lên vết thương.

- Lặp 2 đến 3 lần mỗi ngày cho tới khi hết bệnh.

Lưu ý: Đừng cọ vào vùng bị lở khi rửa vì nó có thể khiến da bị tấy.

2. Trị liệu bằng nhiệt (Heat Therapy)

Bạn có thể sử dụng phương pháp này để trị bệnh chốc lở. Nhiệt sẽ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm khô các vết lở và tổn thương da.

Cách làm:

- Nhúng khăn rửa mặt vào nước nóng và vắt khô.

- Đắp khăn ấm vào vùng bị nhiễm trong vài phút.

- Lặp lại vài lần mỗi ngày.

Bạn cũng có thể sử dụng máy sấy để làm nóng vùng bị nhiễm. Tuy nhiên, điều chỉnh nhiệt ở mức tối thiểu.

3. Tea Tree Oil

Ap dung bien phap nay, choc lo nang den may cung khoi han sau 3 ngay - Anh 2

Ảnh: Top10homeremedies.

Tea Tree Oil có thể ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn lây bệnh nhờ các đặc tính chống sưng viêm và chống vi khuẩn.

Cách làm:

Cho một vài giọt Tea Tree Oil vào một thìa dầu oliu. Bôi hỗn hợp này vào khắp vùng bị bệnh, để trong khoảng 20 đến 30 phút, sau đó, rửa sạch với nước ấm. Thực hiện 2 hoặc 3 lần mỗi ngày trong vài ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một vài giọt Tea Tree Oil vào trong một chậu nước ấm. Rửa sạch vùng bị nhiễm, thực hiện vài lần mỗi ngày.

Chú ý: Không được uống Tea Tree Oil vì có thể dẫn tới tác dụng phụ.

4. Nước chiết xuất từ hạt bưởi

Nước chiết xuất từ hạt bưởi (GSE) rất hiệu quả để điều trị bệnh chốc do có các đặc tính chống oxy hóa, chống khuẩn và hoạt động như một chất khử trùng không độc.

Cách làm:

Thêm một vài giọt GSE vào 2 thìa nước. Dùng bông gòn thoa hỗn hợp này lên vùng bị bệnh 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Ban đầu sẽ hơi ngứa nhưng bệnh sẽ thuyên giảm sớm.

Bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung GSE 2 lần mỗi ngày đề phục hồi nhanh hơn, tuy nhiên, cần lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ.

5. Tỏi

Tỏi là một loại thực phẩm chống nhiễm trùng hiệu quả với các đặc tính kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời giảm đau và ngứa.

Cách làm:

Cho 2 thìa dầu vừng và 2 hoặc 3 múi tỏi vào chảo, sau đó, rang lên. Để nguội và lọc lấy dầu. Bôi lên vùng bị bệnh một hoặc 2 lần mỗi ngày.

Bạn có thể thêm một vài múi tỏi vào bữa ăn hàng ngày. Nếu sử dụng thực phẩm bổ sung, cần hỏi ý kiến bác sĩ để biết liều lượng chính xác.

6. Mật ong Manuka

Mật ong Manuka có đặc tính chống khuẩn, khử trùng và làm lành vết thương, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh chốc lở. Đồng thời, nó cũng giúp tăng tốc độ hàn gắn các vết lở loét trên da cũng như thúc đẩy hệ miễn dịch.

Cách làm:

Bôi mật ong vào vùng bị bệnh, để trong vài giờ trước khi rửa sạch bằng nước ấm. Lặp lại vài lần mỗi ngày. Bạn cũng có thể ăn 1 hoặc 2 thìa mật ong Manuka mỗi ngày để giúp cơ thể phòng tránh vi khuẩn.

7. Mao lương hoa vàng (Goldenseal)

Ap dung bien phap nay, choc lo nang den may cung khoi han sau 3 ngay - Anh 3

Ảnh: Top10homeremedies.

Mao lương hoa vàng được xem là loại cây trị bá bệnh, kể cả bệnh chốc lở. Loài cây này có đặc tính chống khuẩn và khử trùng, giúp khử trùng các vùng bị lở loét, phồng rộp, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Cách làm:

Ngâm một thìa bột mao lương hoa vàng vào một cốc nước nóng trong 10 phút. Lọc lấy nước và để nguội. Sử dụng loại trà này để rửa sạch vùng bị bệnh 2 lần mỗi ngày trong vài ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem hoặc nước thơm làm từ mao lương hoa vàng, có sẵn trên thị trường, để bôi lên vùng bị bệnh 2 hoặc 3 lần mỗi ngày trong một tuần.

Sử dụng thực phẩm bổ sung từ loại thảo dược này cũng là cách hữu ích nhưng cần tư vấn bác sĩ.

8. Nha đam

Ap dung bien phap nay, choc lo nang den may cung khoi han sau 3 ngay - Anh 4

Ảnh: Top10homeremedies.

Nha đam có tác dụng chống viêm, khử trùng và phục hồi da nên có thể sử dụng để điều trị bệnh chốc lở.

Cách làm:

Cắt một lá nha đam tươi và tách lấy gel. Bôi gel vào vùng bị bệnh và để khô ít nhất 30 phút. Lặp lại 2 hoặc 3 lần mỗi ngày trong 1 tuần.

Thêm nữa, uống nước chiết xuất từ lá nha đam cũng sẽ làm tăng hệ miễn dịch.

9. Kẽm

Ap dung bien phap nay, choc lo nang den may cung khoi han sau 3 ngay - Anh 5

Ảnh: Top10homeremedies.

Kẽm đóng vai trò quan trong việc cải thiện hệ miễn dịch, nhờ tương tác với hoạt động của tế bào làm vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm của vi khuẩn và giúp cân bằng phản ứng bình thường của hệ miễn dịch. Ngoài ra, kẽm cũng giảm rủi ro lây bệnh chốc lở ở những đứa trẻ được sinh sớm.

Để điều trị bệnh chốc lở, bạn cần bổ sung thức ăn giàu kẽm vào chế độ ăn hàng ngày. Nguồn giàu kẽm bao gồm đậu, các loại hạt, động vật có vỏ như tôm, tinh bột nguyên chất và ngũ cốc tăng cường.

Bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm với liều lượng 15 đến 25mg mỗi ngày. Nhưng nhớ là luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

10. Thay đổichế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp phòng tránh nhiễm khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Bổ sung thường xuyên rau xanh và hoa quả giống cam quýt vào bữa ăn, đặc biệt là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa.

Cách làm:

- Uống 2 đến 3 ly nước ép táo mỗi ngày.

- Tăng cường hấp thụ axit béo omega 3.

- Tránh ăn nhiều đồ chiên rán và đường tinh chế.

- Giảm hoặc bỏ hẳn thịt đỏ cho tới khi hết bệnh.

- Uống đủ nước để giữ cơ thể đủ ẩm.

Theo Giadinhvietnam

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

Văn khấn rằm tháng 11 âm lịch năm 2024

GD&TĐ - Theo truyền thống, vào ngày 15/11 âm lịch, các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng gia tiên cùng bài văn khấn để nguyện cầu sức khỏe, bình an.