Nhưng chỉ 44% trong số này, tương đương 440 triệu bảng, hỗ trợ các gia đình thu nhập thấp, trung bình. Số tiền còn lại được quy đổi thành học bổng dành cho học sinh có năng khiếu thể thao, âm nhạc hoặc con em nhân viên nhà trường.
TS Malcolm James, Trưởng khoa Kế toán, Kinh tế và Tài chính tại Trường ĐH Cardiff Metropolitan, cho biết: “Với mức hỗ trợ này, phần lớn học sinh vẫn phải đóng góp rất nhiều tiền cho các trường tư thục.
Trên thực tế, nhiều học bổng được trao tặng gia đình trung lưu, thượng lưu. Vì vậy, chính sách học bổng chưa thực sự mang lại bình đẳng trong các trường tư thục hay giúp các trường tiếp cận đại đa số người dân trong xã hội”.
TS James nói thêm, một số trường trang bị cơ sở vật chất hiện đại, sang trọng, nhằm hai mục tiêu: Thu hút gia đình giàu có và biện minh cho việc thu học phí cao. Các hoạt động cải thiện cơ sở vật chất làm tăng học phí nhưng cản trở việc tuyển sinh học sinh đến từ các gia đình thu nhập trung bình, thấp.
Báo cáo chỉ ra từ những năm 1980, học phí mỗi năm của các trường tư thục đã tăng gấp ba, từ 247 triệu bảng lên gần 800 triệu bảng vào năm 2009.
Trước sự tăng vượt bậc này, chính phủ và ngành giáo dục đã yêu cầu các trường điều chỉnh mức học phí phù hợp. Kết quả, năm 2013, mức học phí đã giảm xuống còn 771 triệu bảng. Tuy nhiên học phí cao vẫn là vấn đề khó giải quyết tại các trường tư thục Anh, cản trở mục tiêu tạo môi trường học bình đẳng.