Anh: Cắt giảm tài chính ở trường đại học gây phẫn nộ

GD&TĐ - Trong bối cảnh lo ngại về số lượng các trường ĐH cần được hỗ trợ khẩn cấp của chính phủ ngày càng cao, phân tích mới cho thấy, ngân sách của các trường ĐH đang ngày càng thê thảm đến mức nào.  

T-levels sẽ cung cấp các khóa học cho thanh thiếu niên Anh trong xây dựng, kỹ thuật số, GD và chăm sóc trẻ em
T-levels sẽ cung cấp các khóa học cho thanh thiếu niên Anh trong xây dựng, kỹ thuật số, GD và chăm sóc trẻ em

Hàng loạt sự cắt giảm

Số tiền được phân bổ cho SV ĐH từ 16 - 18 tuổi đã giảm 8% kể từ năm 2010, theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Tài chính. Năm ngoái, 57 triệu bảng tài trợ khẩn cấp đã được cung cấp để giúp các trường ĐH ở Anh. Bộ trưởng GD nước này nói rằng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ GD cho đến năm 2019 -2020, bằng tiền mặt.

Luke Sibieta, đồng tác giả của báo cáo, cho biết các trường GD tiếp tục là tâm điểm, do sự sụt giảm về nước hỗ trợ cho người học từ 16 - 18 tuổi, bằng mức giảm của GDĐH trong 18 năm qua; đồng thời sự hỗ trợ từ chính phủ cũng giảm. “Tất cả bộ phận đào tạo của trường CĐ cộng đồng đều bị cắt giảm tài trợ… Rất khó để cung cấp một nền GD chất lượng cao với các nguồn lực suy giảm”, ông Luke Sibieta nói.

Xếp hạng tài chính của một số trường ĐH của Anh hiện quá yếu, do đó chính phủ phải can thiệp để duy trì vị thế của các trường này (ít nhất là duy trì hoạt động).

Đáng chú ý, Hull College Group đã công bố những khoản lỗ tài chính đáng kể sau khi trả một khoản nợ 10 triệu bảng. Đơn vị này nhận được 21 triệu bảng trong năm học vừa qua, từ khoản hỗ trợ đặc biệt của Cơ quan Tài trợ Giáo dục và Kỹ năng thuộc chính phủ.

Nhà thầu khoán và xây dựng Tommy Walsh thể hiện kỹ năng cho SV Đại học Yeovil trong chương trình tiếp cận thực hành

Nhà thầu khoán và xây dựng Tommy Walsh thể hiện kỹ năng cho SV Đại học Yeovil trong chương trình tiếp cận thực hành

Hệ lụy vì thiếu tài chính

Liên minh các trường ĐH và CĐ cho biết từ năm 2010 và 2017, hơn 23.000 nhân sự đã bỏ việc trong các trường CĐ cộng đồng ở Anh, chiếm tới 1/3 số nhân viên giảng dạy nói chung. Tổng thư ký UCU Sally Hunt gọi đó là tình hình hoàn toàn không bền vững.

“Nếu chính phủ thực sự muốn đảm bảo rằng mọi người có thể tiếp cận các kỹ năng họ cần để phục vụ và ứng dụng vào cuộc sống, thì phải khẩn trương đầu tư vào các cơ sở GD cũng như đội ngũ của các trường” - cô nói.

Các trường ĐH và công đoàn GD ĐH dự kiến sẽ khởi động một chiến dịch tài trợ vào mùa thu này. Emily Chapman, Phó Chủ tịch của Liên minh SV quốc gia, cho biết chiến lược của chính phủ về việc sáp nhập các trường CĐ theo vùng đã không cải thiện được tài chính của họ.

“Kết quả là các khóa học liên tục ngắt quãng, cắt giảm hỗ trợ HS và cắt giảm trong cung cấp giảng dạy”, cô nói, “nhìn vào các hoạt động thường xuyên, có thể thấy các trường học đang gặp khó khăn về tài chính nghiêm trọng”.

Khoảng cách kỹ năng

Áp lực đối với các trường CĐ có thể sẽ thành vấn đề nghị sự, thông qua một đánh giá do chính phủ thiết lập để xem xét tài trợ cho người học sau 18 tuổi. Hy vọng chính của chính phủ trong kế hoạch này là giúp tìm ra giải pháp chính trị cho cuộc tranh luận về học phí ĐH.

Tuy vậy, trong một bài phát biểu gần đây, Philip Augar, cựu chủ ngân hàng dẫn đầu đánh giá, cho biết vấn đề lớn là khoảng cách kỹ năng, “chủ yếu ở cấp độ kỹ thuật”.

 Một phát ngôn viên của Bộ Giáo dục cho biết: “Việc xem xét rộng rãi GD và tài trợ cho người học sau 18 tuổi của chúng tôi đang đánh giá một cách hệ thống để có thể làm việc tốt hơn cho mọi người, đảm bảo giá trị đồng tiền cho SV và người nộp thuế so với hiện nay”.

“Chúng tôi nghe từ các nhà tuyển dụng, những người cảm thấy khó khăn để lấp đầy những công việc này”, ông nói, đồng thời nêu rõ rằng ban điều hành độc lập cũng sẽ tập trung vào việc cung cấp cho SV nghèo hơn, lớn tuổi và theo học bán thời gian một thỏa thuận tốt hơn.

Điều này có khả năng bao gồm một cái nhìn dài hạn nhưng đầy gian nan đối với kế hoạch về kinh phí của tất cả cấp GD bậc cao. Hiện chính phủ Anh đã đồng ý rằng việc cải thiện GD đối với lĩnh vực kỹ thuật và dạy nghề là ưu tiên hàng đầu. Nhiều khả năng sau khi hoàn tất Brexit (quá trình rời khỏi EU của Anh), vấn đề này sẽ được đề cập kỹ và thực tế hơn, thay vì đang mờ nhạt như hiện nay.

Bộ Giáo dục cho biết, họ cũng đang đầu tư vào học nghề, nhưng cũng thừa nhận một số trường CĐ đã hoạt động trên biên độ thắt chặt chi tiêu. Các quan chức được cho là đang “tích cực xem xét hiệu quả và khả năng phục hồi” nhiều hơn đối với các trường CĐ.

Theo Bbc.co.uk

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ