Ăn xôi buổi sáng kiểu này không khác gì rước độc vào người

Sử dụng giấy báo bọc xôi là thói quen của nhiều người bán hàng. Tuy nhiên, ngay cả người bán hàng cũng không lường trước được những nguy hiểm từ tờ giấy báo mà mình đang sử dụng.

Ăn xôi buổi sáng kiểu này không khác gì rước độc vào người

Nguy cơ nhiễm chì từ giấy báo bọc xôi

Không chỉ có xôi mà bánh mì và các thức ăn khác có quấn giấy báo bên ngoài đều có nguy cơ bị nhiễm chì. Các bác sĩ cho biết chất độc trong chì khi ngấm lâu vào cơ thể sẽ gây phá hủy nội tạng. Đặc biệt là thận, chúng có thể gây suy thận thậm chí là ung thư thận.

Khi bán xôi, nhiều người bán hàng hay sử dụng giấy hay các loại báo cũ rọc thành những mảnh nhỏ để gói xôi vì chúng rẻ tiền, dễ tìm kiếm.

Tuy nhiên, các chị em nên chú ý tuyệt đối không nên mua xôi ở những nơi xôi được gói bằng giấy báo hoặc nilong hay các loại lá bẩn. Vì ăn những loại xôi được gói theo cách trên có thể sẽ bị nhiễm chì, vi khuẩn mà từ đó gây trọng bệnh với cơ thể.

Một số nghiên cứu ở Trung Quốc và Đài Loan cho biết loại mực dùng để in báo chứa nhiều nguyên tố gây hại như: ethanol, isopropanol, toluen…đặc biệt là PCBs ( Polychlorinated Biphenyls). Khi được làm khô chúng có đã giảm bớt khả năng gây hại nhưng với sức khỏe con người thì nó vẫn phát huy tác hại khôn lường khi bạn ăn phải hay hít phải chúng.

giay-bao-goi-do-an-thcl1-1532961905

Trong một nghiên cứu khác ở Đài Loan, người ta cũng cảnh báo về tác hại sức khỏe của các kim loại nặng trong mực in báo.

Thành phần chính của giấy báo là các tạp chất, hóa chất tổng hợp. Cùng với đó là loại mực dùng để in giấy báo cần phải có độ bám dính cao, trong đó nó có thành phần chì rất nặng.

Do chì không có khả năng hòa tan trong nước cũng như việc oxy hóa chúng là không thể nên khi chì được đưa vào cơ thể chúng ta nó sẽ được các cơ quan như gan, thận, biểu mô mỡ nó sẽ bị tích trữ lại và gây hại cho chị em.

Theo các nhà khoa học thì có tới 0,1 – 1mg chất độc của chì trong 1kg giấy báo. Trong khi đó cơ thể người sẽ bị nhiễm độc khi lượng chì trong cơ thể lên đến 0,5 – 2mg chất độc của chì.

Khi gặp nhiệt độ cao từ những thực phẩm nóng thì độc nguy hiểm của nó còn cao hơn ở mức bình thường.

Tuy nhiên, việc sử dụng giấy báo để gói xôi, bọc bánh hiện nay lại vô cùng phổ biến khiến nguy cơ nhiễm độc chì ở những người thường xuyên ăn thực phẩm bọc bằng giấy báo là rất cao.

Theo TS Nguyễn Hữu Hoan, Viện Hóa học Công nghiệp thì chất chì trong giấy báo dùng để bọc xôi, gói thực phẩm có khả năng gây suy giảm trí nhớ, ù tai, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…

Giấy báo còn gây nhiễm khuẩn, ngộ độc

Nguy cơ nhiễm khuẩn do giấy báo cũng khá cao khi những tờ giấy báo đi từ nhà máy sản xuất đến các sạp hàng bán báo và qua tay người đọc, sau đó đến các nhà thu mua phế liệu và đồng nát rồi mới đến tay của các chủ hàng bán xôi và bán bánh.

Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi, vi khuẩn, ký sinh trùng bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển. Không chỉ giấy sách, báo mà giấy trắng cũng vô cùng độc hại, bởi trong quá trình sản xuất, không thể tránh khỏi việc sử dụng chất tẩy rửa.

Chất tẩy rửa này, sau khi tiếp xúc với thực phẩm sẽ gây ra các phản ứng hóa học, kết quả là những chất gây hại lưu lại trên thực phẩm. Nếu ăn những thực phẩm ấy trong thời gian dài có thể gây ngộ độc, thậm chí nguy hại đến tính mạng.

Theo bà Nguyễn Khánh Trâm – Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã quy định: Các thiết bị và dụng cụ chế biến bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm phải được làm từ nguyên liệu không độc, không gây mùi vị lạ so với mùi vị của thực phẩm ban đầu, không hấp thụ, không thôi nhiễm vào thực phẩm, không bị ăn mòn, tránh bụi, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác.

Nghiêm cấm việc đóng gói thực phẩm bằng các bao gói có nguy cơ gây ngộ độc, gây hại, không bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm như giấy báo, nhựa tái sinh…

Những mối nguy hại khác

Rối loạn tiêu hóa từ "ruốc thịt" làm từ bã sắn dây

Ruốc thịt là một trong những thành phần không thể thiếu của món xôi. Tuy nhiên, một gói xôi kèm theo ruốc thông thường có giá khá rẻ chỉ từ 7.000 - 10.000 đồng có khiến bạn nghi ngờ hay thắc mắc? Trên thực tế, để có giá bán phải chăng mà lợi nhuận vẫn cao, người bán thường sử dụng ruốc làm từ nguyên liệu kém chất lượng, thịt lợn không đảm bảo hoặc làm ruốc giả từ bã sắn dây

Chỉ cần sử dụng bã sắn dây tẩm ướp thêm chất phụ gia hương liệu là có thể dễ dàng sản xuất ra loại "ruốc" thơm ngon nhưng vô cùng độc hại. Việc sử dụng ruốc giả không chỉ khiến người dùng dễ bị nhiễm khuẩn mà còn gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa viêm nhiễm đường hô hấp viêm đại tràng viêm da dị ứng…

Hành khô vàng thơm từ mỡ bẩn

Tương tự như ruốc thịt, hành khô là nguyên liệu thường được dùng cho món xôi xéo, xôi đỗ đen để tăng thêm vị ngọt bùi, ngậy béo của xôi. Tuy nhiên, nếu chứng khiến tận mắt quy trình phi hành khô tại một số cơ sở sản xuất chắc không ít người sẽ phải thấy rùng mình, kinh sợ.

Trên thực tế, hành khô được làm ra hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, từ việc lột vỏ thái hành phi hành cho đến đóng gói đem đi bán.

Để tiết kiệm thời gian và chi phí, mọi dụng cụ chế biến hành đều sơ sài, không đảm bảo vệ sinh, mỡ dùng để phi hành cũng được tận dụng lại nhiều lần, thậm chí chúng đã có màu vàng cháy và bốc mùi khó chịu.

Theo phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.