Ẩn sau nốt trầm thời gian…

GD&TĐ - Những ai từng đặt chân tới “Cái Nhà Lớn” (hay nhà ông Ba Chiêu - tên gọi truyền miệng của người dân Rạch Giá về dinh thự cổ nay là Bảo tàng Kiên Giang) không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp trầm mặc công trình kiến trúc này.

Không chỉ là bảo tàng của tỉnh Kiên Giang, dinh thự cổ được đánh giá xếp hạng di tích kiến trúc cổ dân dụng hiếm hoi ở vùng đất này. Dinh thự nay được đánh dấu số 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá, Kiên Giang
Không chỉ là bảo tàng của tỉnh Kiên Giang, dinh thự cổ được đánh giá xếp hạng di tích kiến trúc cổ dân dụng hiếm hoi ở vùng đất này. Dinh thự nay được đánh dấu số 27 Nguyễn Văn Trỗi, phường Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá, Kiên Giang

Dinh thự được khởi công xây dựng năm 1911 - 1920 thì hoàn thành. Diện tích ban đầu khoảng 2.000m2, nổi bật nhất trong kiến trúc là từ đường, gồm 3 gian hai chái, dinh thự gồm đầy đủ nhà bếp, nhà ở, sân vườn… Dinh thự mang dáng dấp và vẻ đẹp của nội - ngoại thất Đông - Tây kết hợp. Từ đường nổi bật nhất trong không gian bên trong dinh thự.

Từ đường được thiết kế theo lối kết cấu khung, làm hoàn toàn bằng gỗ đỏ, căm xe, các họa tiết trang trí trong nội thất dinh thự tinh xảo. Riêng gạch hoa lát nền dinh thự đã được nhập từ Pháp về. Hoa văn trạm trổ, trang trí nội - ngoại thất của dinh thự đặc sắc và phong phú, kết hợp nhiều dạng hình học, hình tả thực hoặc cách điệu những cây hoa tùng, trúc, cúc, mai; hay chim công, phượng, trĩ, dơi; những thú rừng hươu, nai; những trái cây như nho, lựu, đu đủ…

Chủ nhân ban đầu của dinh thự đã cầu kỳ tuyển các đội ngũ thợ xây, thợ mộc từ Gia Định, thợ chạm khắc từ miền Bắc vào để thi công. Nguyên vật liệu làm nhà như gỗ, gạch, ngói được đặt mua từ miền Đông. Đất đắp nền dinh thự chuyển ở biển về chở, dùng đá kè để làm móng nhà, riêng thời gian thi công nền nhà đã hết tới 3 năm.

Chủ nhân đầu tiên của dinh thự là Trần Nhuệ, ông có người con sau thừa hưởng dinh thự là Trần Quang Chiêu (thứ ba), nên dinh thự còn có tên gọi nhà ông Ba Chiêu.

Năm 1946, thực dân Pháp đánh chiếm Rạch Giá đã chiếm luôn dinh thự. Kể từ sau năm 1975, ngôi nhà do Nhà nước quản lý, có thời gian được dùng làm trụ sở một số cơ quan. Sau này dinh thự trở thành Bảo tàng tỉnh Kiên Giang đến hiện giờ.

Ngày nay, khách ghé thăm “Cái Nhà Lớn” vẫn trầm trồ trước vẻ đẹp kiến trúc cổ hoành tráng (nếu hình dung thời điểm công trình được xây dựng). Nhưng trước rêu phong thời gian, cũng không khỏi có đôi chút nuối tiếc…

Dinh thự đã có biểu hiện xuống cấp, ít chăm chút bên ngoài khu sân vườn
  • Dinh thự đã có biểu hiện xuống cấp, ít chăm chút bên ngoài khu sân vườn
Riêng gạch lát nền nhà được nhập từ Pháp
  • Riêng gạch lát nền nhà được nhập từ Pháp
Vẻ đẹp hoành tráng của dinh thự cổ
  • Vẻ đẹp hoành tráng của dinh thự cổ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.