Gia tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
Phụ nữ ăn nhiều mì tôm hơn 2 lần/tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí dinh dưỡng The Journal of Nutrition đã tìm hiểu chế độ ăn của 10.711 người lớn ở độ tuổi từ 19-24. Các nhà nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ ăn nhiều mì tôm hơn 2 lần/tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn những đối tượng khác.
Phụ nữ ăn nhiều mì tôm hơn 2 lần/tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn.
Hội chứng chuyển hóa bao gồm nhiều triệu chứng không tốt cho sức khỏe như huyết áp cao, đường huyết cao, dư thừa mỡ bụng và lượng cholesterol cao bất thường.
Các vấn đề tiêu hóa
Trong nghiên cứu nói trên, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một thử nghiệm nhỏ khi cho một nửa số người tham gia ăn mì tôm, nửa còn lại ăn mì tự nấu. Mỗi người tham gia đều nuốt một chiếc camera nhỏ ghi lại hoạt động bên trong dạ dày.
Kết quả cho thấy 2 tiếng sau khi ăn mì, các sợi mì ăn liền đều không phân rã và vẫn còn hình khối dễ nhận thấy trong đường tiêu hóa. Điều này có thể khiến đường tiêu hóa hoạt động vất vả hơn để hấp thụ các sợi mì.
Gây béo phì
Ăn quá nhiều mỳ tôm có thể khiến bạn tăng cân.
Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
Gia tăng quá trình lão hóa
Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.