An Giang: Đưa vào hoạt động cáp treo lên Núi Cấm

GD&TĐ - Ngày 14/2, hệ thống cáp treo dẫn lên Núi Cấm (An Giang) chính thức đi vào hoạt động, sẵn sàng phục vụ du khách ngay trong dịp tết Ất Mùi 2015.

An Giang: Đưa vào hoạt động cáp treo lên Núi Cấm

Đại diện chủ đầu tư cho biết: Tuyến cáp treo Núi Cấm chiều dài trên 3,5 km, gồm 2 nhà ga, 16 trụ đỡ và 89 cabin, mỗi cabin chứa 8 người. Dự án do Công ty Pomagalski (Pháp) thiết kế hệ thống móng trụ và cung cấp toàn bộ thiết bị cáp treo, với công suất gần 2.000 người/giờ.

Đại diện chủ đầu tư, ông Lê Minh Hưng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển du lịch An Giang - cho biết: “Trước khi đưa hệ thống cáp treo vào phục vụ, chúng tôi đã thử tải trọng, kiểm tra độ an toàn. 

Núi Cấm hiện nay có độ cao khoảng 710m, nếu du khách đi bằng cáp treo chỉ mất 8 phút là lên đến đỉnh núi. Do vậy việc đưa vào sử dụng hệ thống cáp treo này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, đảm bảo được an toàn cho du khách khi du lích tham quan du lịch Núi Cấm”.

Về giá vé, ông Hưng cũng cho biết, đối với người lớn là 180.000 đồng/người/lượt; khách du lịch thuộc 2 huyện vùng Bảy Núi Tri Tôn, Tịnh Biên được giảm giá vé xuống còn 120.000 đồng/người/lượt và trẻ em là 110.000 đồng/người/lượt.

Được biết, tổng kinh phí đầu tư hệ thống cáp treo dẫn lên Núi Cấm là trên 300 tỉ đồng. Điểm xuất phát từ Khu du lịch Lâm Viên và điểm đến là Vồ Ông Bướm. Đây là hệ thống cáp treo lớn thứ 2 của cả nước và đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.