An Giang: Bắt quả tang hơn 70 tấn thóc nhập lậu

GD&TĐ - Ngày 30/8, thông tin từ Công an tỉnh An Giang cho biết Tổ Liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang mới đây đã phối hợp cùng Công an xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn) và Đồn biên phòng Lạc Quới bắt quả tang vụ vận chuyển trên 70 tấn thóc nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam.

Số lượng lớn thóc nhập lậu bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ.
Số lượng lớn thóc nhập lậu bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ.

Trước đó, vào khoảng 12h30’, ngày 24/8, Tổ công tác Liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang chủ trì phối hợp với Công an xã Lạc Quới và Đồn biên phòng Lạc Quới, bắt quả tang Trần Minh Gian (SN 1989, trú tại xã An Nông, huyện Tịnh Biên, An Giang) đang điều khiển xe cải tiến tự chế vận chuyển thóc từ hướng biên giới Campuchia về tập kết tại khu vực vành đai biên giới (thuộc tổ 6, ấp Vĩnh Quới, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang).

Đồng thời, cơ quan chức năng phát hiện một nhóm công nhân đang vác các bao thóc xuống phương tiện thuỷ (ghe sắt) neo đậu trên kênh Vĩnh Tế. Qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện tại điểm tập kết và trên ghe sắt có 1.138 bao tải bên trong chứa trên 70.800 kg thóc trị giá trên 383 triệu đồng.

Làm việc với Tổ công tác, Gian khai nhận số thóc lúa trên của bà Lê Thị Hạnh (SN 1967, trú tại ấp Vĩnh Hoà, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, An Giang). Qua làm việc, bà Hạnh thừa nhận mua số hàng đó của một người Campuchia rồi thuê Gian vận chuyển về Việt Nam thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang.

Tại thời điểm kiểm tra, bà Hạnh không xuất trình được hồ sơ nhập khẩu liên quan đến số thóc trên. Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Tổ công tác bàn giao vụ việc cho Công an huyện Tri Tôn lập biên bản tạm giữ phương tiện cùng tang vật để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo thẩm quyền.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đao phủ là nghề phải có nhưng hiếm người nhận làm. Ảnh: Ancient-origins.net

Phúc - họa nghề đao phủ

GD&TĐ - Trên phương diện pháp luật, đao phủ là người thực thi công lý nhưng trên phương diện lương tâm, họ là những kẻ tước đoạt mạng sống một cách tàn bạo.

Kích thích miễn dịch cây giống như việc tiêm vắc-xin cho cây trồng.

'Tiêm vắc-xin' cho cây trồng

GD&TĐ - Trong một thế giới đang phát triển và thay đổi nhanh chóng, nhu cầu sản xuất đủ lương thực cho mọi người đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.