Ăn gì khi bị thiếu máu

Khi bạn thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, thở dốc, xanh xao, choáng váng, hồi hộp, rụng tóc… thì đó là các dấu hiệu lâm sàng của đa số người bị mắc bệnh thiếu máu.

Ăn gì khi bị thiếu máu

Lúc này, bạn nên làm xét nghiệm máu để biết kết quả chính xác, đồng thời bổ sung sắt từ chế độ ăn hàng ngày.

Thịt bò

Thịt bò có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều hơn các loại thịt khác. Hình minh họa.
 Thịt bò có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể nhiều hơn các loại thịt khác. Hình minh họa.

Thịt bò có rất nhiều dưỡng chất, trong 100 gam thịt bò có 28 gam protein cùng nhiều vitamin nhóm B như B12, B6, khoáng chất cacnitin, kali, kẽm, magie và giàu chất sắt. 

Cùng một khối lựơng nhưng thịt bò sẽ cung cấp cho cơ thể con người 280 Kcal năng lượng, gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt khác.

Nho

Thường xuyên ăn nho giúp cơ thể đào thải được độc tố, có ích trong quá trình tái tạo máu. Hình minh họa.
Thường xuyên ăn nho giúp cơ thể đào thải được độc tố, có ích trong quá trình tái tạo máu. Hình minh họa. 

Nho rất giàu phốt pho, canxi, sắt, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan "quét đi" lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu.

Đối với thai phụ, thì ăn nho không chỉ mang lại lợi ích dinh dưỡng cho thai nhi mà còn tốt cho sức khỏe của người mẹ, giúp lưu lượng máu dồi dào.

Cá hồi

Trong 100 mg thịt cá hồi có 0,7 mg sắt, là nguồn bổ sung sắt rất tốt cho người thiếu máu. Hình minh họa.
Trong 100 mg thịt cá hồi có 0,7 mg sắt, là nguồn bổ sung sắt rất tốt cho người thiếu máu. Hình minh họa. 

Cá hồi có chứa nhiều axit béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não. Ngoài ra, trong cá hồi còn có nhiều loại vitamin như D, B12, A, B6 cùng các nguyên tố vi chất nhưu canxi, kali, photpho, kẽm, đồng, mangan… 

Đặc biệt, trong 100 mg thịt cá hồi còn có chưá 0,7 mg sắt, bởi vậy đây cũng là nguồn bổ sung sắt rất tốt cho người thiếu máu.

Bí đỏ

Trong thành phần của bí đỏ rất giàu chất sắt. Hình minh họa.
Trong thành phần của bí đỏ rất giàu chất sắt. Hình minh họa. 

Hàm lượng vitamin C trong bí đỏ còn non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy vậy, trong bí đỏ chín thì hàm lượng canxi, sắt, carotene lại cao hơn trong bí ngô non.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy, bí đỏ giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu. Chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp tránh được bệnh thiếu máu

Táo

Các chất trong táo giúp loại bỏ tế bào chết, tăng cường chức năng tạo máu cho cơ thể. Hình minh họa.
Các chất trong táo giúp loại bỏ tế bào chết, tăng cường chức năng tạo máu cho cơ thể. Hình minh họa. 

Táo có lượng vitamin, đường và các loại axit amin phong phú. Táo có thể điều hòa quá trình trao đổi chất, làm các tế bào mới phát triển nhanh hơn và loại trừ các tế bào chết, đặc biệt táo còn có tác dụng tăng cường chức năng tạo máu của cơ thể và làm tăng lượng hồng cầu trong máu.

Gan heo

Gan heo là thực phẩm lý tưởng bổ sung sắt cho người đang bị thiếu máu. Hình minh họa.
Gan heo là thực phẩm lý tưởng bổ sung sắt cho người đang bị thiếu máu. Hình minh họa. 

Gan heo là thực phẩm lý tưởng bổ sung sắt cho người đang bị thiếu máu. Hình minh họa.

Được coi là thực phẩm lý tưởng để bổ sung sắt cho những người đang mắc bệnh thiếu máu. Trong 100 gam gan heo có tới 21,3 g protein, 25 mg sắt và 8700 đơn vị quốc tế Vitamin A. Tuy nhiên, trong gan heo có một số độc tố nên mỗi tuần cũng chỉ nên ăn 2-3 lần, mỗi lần từ 50-70 g với người lớn. Trẻ em số lượng chỉ bằng phân nửa người lớn.

Trứng gà

Lòng đỏ trứng gà giúp tái tạo máu, đào thải cholesterol khỏi cơ thể. Hình minh họa.
Lòng đỏ trứng gà giúp tái tạo máu, đào thải cholesterol khỏi cơ thể. Hình minh họa. 

Chất dinh dưỡng tập trung chủ yếu ở phần lòng đỏ của quả trứng. Lòng đỏ trứng gà có 13,6% đạm, 29,8% chất béo và 1,6% chất khoáng. 

Ngoài những vitamin và khoáng chất ra, trứng còn có lecithin giúp điều hòa cholesterol, đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể.

Theo Sức khoẻ và Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ