Ấn Độ thay thế phi đội MiG bằng máy bay Sukhoi hiện đại

GD&TĐ - Lực lượng không quân Ấn Độ đã cho một phi đội máy bay chiến đấu MiG-21 nghỉ hưu để nâng cao khả năng của lực lượng này.

Máy bay chiến đấu MiG-21 Bison của Phi đội số 4 Không quân Ấn Độ thực hiện chuyến bay cuối cùng trên thị trấn Uttarlai ở Barmer, Rajasthan ngày 31/10.
Máy bay chiến đấu MiG-21 Bison của Phi đội số 4 Không quân Ấn Độ thực hiện chuyến bay cuối cùng trên thị trấn Uttarlai ở Barmer, Rajasthan ngày 31/10.

Phi đội số 4 của Không quân Ấn Độ (IAF), gồm các máy bay chiến đấu MiG-21 Bison do Liên Xô sản xuất, đã thực hiện chuyến bay cuối cùng trên căn cứ ở Rajasthan, nơi chúng đóng quân từ năm 1966.

Từ giờ trở đi, phi đội sẽ vận hành các máy bay Sukhoi Su-30 MKI hiện đại do Nga sản xuất - Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố.

Bison, ban đầu được phát triển ở Liên Xô, là máy bay phản lực MiG-21 tiên tiến nhất được chế tạo.

“Đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên, máy bay MiG-21 Bison được nhìn thấy lần cuối cùng trên bầu trời Uttarlai ở quận Barmer của Rajasthan” - một phát ngôn viên của IAF viết trên X (trước đây là Twitter) - “MiG-21 Bison đã bay cùng Su-30 MKI để đánh dấu sự kiện này.”

Bộ Quốc phòng Ấn Độ lưu ý MiG-21 được IAF đưa vào sử dụng vào năm 1963 và là máy bay chiến đấu siêu âm đầu tiên của nước này.

Bộ cho biết thêm, máy bay này đã tham gia vào tất cả các cuộc xung đột lớn liên quan đến Ấn Độ kể từ đó.

New Delhi vẫn vận hành 2 phi đội MiG-21 mà IAF đang lên kế hoạch loại bỏ dần vào năm 2025. Mỗi phi đội có 16-18 máy bay phản lực.

Tháng trước, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng phê duyệt gói chi tiêu trị giá 5,4 tỷ USD, gồm nhiều loại vũ khí và đạn dược.

Việc loại bỏ dần những chiếc MiG-21 còn lại sẽ mở đường cho các máy bay chiến đấu hạng nhẹ (LCA)-MK1A do nước này phát triển.

Chúng sẽ được tung ra thị trường để lấp đầy khoảng trống mà những chiếc MiG-21 sắp ra khỏi biên chế để lại.

IAF dự kiến sẽ bắt đầu nhận máy bay chiến đấu LCA Mark-1A từ tháng 2/2024 trở đi.

MiG-21, được phát triển vào những năm 1950, giữ kỷ lục là máy bay phản lực được sản xuất nhiều nhất trên thế giới và là máy bay chủ lực của IAF.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ