Bác sỹ Karthik Nagesh tại Bệnh viện Nhi thành phố Bangalore cho rằng người di cư, đặc biệt là tầng lớp lao động, dễ phát tán dịch bệnh.
Virus sởi lây lan rất nhanh qua không khí nên các bậc cha mẹ của những trẻ em nhiễm bệnh phải cách ly chúng với những trẻ em khác ngay giai đoạn đầu.Tại Byappanahalli, khu Đông thành phố Bangalore, nơi có hàng nghìn lao động di cư làm việc tại các khu vực xây dựng, số ca bị bệnh sởi nhiều hơn những khu khác.
Khu nhà tại Indiranagar có nhiều trường hợp sởi ở cả trẻ em lẫn người lớn. Sởi cũng xuất hiện tại khu vực Bắc và Trung bang Karnataka, trong đó có 5 trường hợp nhiễm bệnh trong vòng một tuần tại Taluk.
Bác sỹ Geetha Nyamegowda - Giám đốc Cục Chăm sóc sức khỏe và phúc lợi gia đình của bang Karnataka - cho biết: Những người không tiêm vắcxin miễn dịch sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh sởi cao.
Cục này sẽ triển khai chương trình tiêm phòng dịch tại chỗ và tập trung vào các khu nhà “ổ chuột,” nơi trẻ em có thể chưa được tiêm vắcxin phòng sởi.
Cán bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang làm việc với chính quyền bang Karnataka để tìm cách loại trừ bệnh sởi thông qua các chương trình tiêm vắcxin tại các khu vực xây dựng nhằm bảo đảm con của những người lao động được tiêm phòng đầy đủ.