Ai đang điều khiển Abrams tại chiến sự?

GD&TĐ - Theo Forbes, xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams do Mỹ sản xuất đã chính thức xuất hiện trên điểm nóng xung đột tại Ukraine.

Binh sĩ mang phù hiệu quân đội Ukraine đứng cạnh chiếc M1 Abrams.
Binh sĩ mang phù hiệu quân đội Ukraine đứng cạnh chiếc M1 Abrams.

Abrams xuất hiện

Báo Mỹ vừa gây bất ngờ khi đăng tải hình ảnh binh sĩ mang phù hiệu của quân đội Ukraine đứng cạnh xe tăng M1 Abrams sơn ngụy trang rừng núi cho thấy khí tài này đã được chuyển tới gần tiền tuyến. Người chụp ảnh với chiếc Abrams cầm phù hiệu của Lữ đoàn phản ứng nhanh thuộc Vệ binh Quốc gia Ukraine.

Đánh giá về hình ảnh chiếc Abrams, chuyên gia quân sự David Axe của Forbes nói: "Phần bùn lầy dưới mặt đất cho thấy bức ảnh mới được chụp. Đây là dấu hiệu chứng tỏ M1 Abrams, một trong những mẫu xe tăng tốt nhất mà Ukraine sở hữu, đã được chuyển tới tiền tuyến".

Theo đánh giá của vị chuyên gia Mỹ, những chiếc xe tăng Abrams tại Ukraine được bảo vệ trong công sự rất sâu, tránh để phương tiện trinh sát đối phương phát hiện và tấn công.

"Xe tăng M1 Abrams là mục tiêu giá trị cao. Tiêu diệt được xe tăng Abrams là chiến thắng lớn về truyền thông cho lực lượng Nga và phía Ukraine hiểu rõ điều đó", chuyên gia này nói.

Không rõ Ukraine đã sử dụng Abrams trong cuộc phản công quy mô lớn hoặc phòng thủ hay chưa. Trước đó, mẫu xe công binh mang tên Phương tiện Đột kích M1150, sử dụng cùng khung thân với xe tăng M1 Abrams, đã xuất hiện trong một buổi lễ có sự tham dự của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Hồi tháng 2, Mỹ thông báo chuyển xe tăng M1 Abrams cho Ukraine. Lầu Năm Góc sau đó cho biết mẫu xe tăng được viện trợ cho Ukraine là biến thể M1A1 ít phức tạp hơn để đẩy nhanh tiến độ bàn giao, do có thể rút số xe tăng này từ kho niêm cất và tân trang nhanh hơn những mẫu hiện đại.

Ai điều khiển Abrams tại Ukraine?

Dù hình ảnh binh sĩ lái Abrams mang phù hiệu của Vệ binh Quốc gia Ukraine nhưng theo Viktor Litovkin, Đại tá quân đội Nga, rất có thể những chiếc xe tăng này thực chất đang được điều khiển bởi lính đánh thuê phương Tây.

"Rất có khả năng những chiếc xe tăng này được vận hành bởi lính đánh thuê phương Tây. Không nhất thiết phải từ Mỹ, mà từ bất kỳ quốc gia nào khác nơi những chiếc xe tăng Abrams được sử dụng, chẳng hạn như từ Ba Lan", chuyên gia Litovkin nói.

Hơn nữa, tiền lệ đã tồn tại. Các lực lượng Nga trước đó báo cáo rằng họ đã phá hủy một xe tăng Leopard do Đức cung cấp ở Zaporozhye do một đội hoàn toàn nói tiếng Đức điều khiển. Người lính tăng này nhấn mạnh rằng anh ta không phải là lính đánh thuê mà là một quân nhân Đức.

Xe tăng M1 Abrams được Mỹ phát triển năm 1972-1975 và vận hành tới nay. Xe tăng M1 được trang bị pháo 120 mm, súng máy đồng trục 7,62 mm và súng 12,7 mm. Xe có thể đạt vận tốc tối đa 67 km/h, với kíp lái 4 người, gồm trưởng xe, pháo thủ, nạp đạn và lái xe.

M1 Abrams được đánh giá là một trong những loại xe tăng tốt nhất thế giới hiện nay. Nhưng phiên bản M1A1 viện trợ cho Ukraine không được trang bị những loại giáp hiện đại như bản của quân đội Mỹ, khiến chúng có nguy cơ tổn thương cao hơn trước nhiều loại tên lửa chống tăng hiện nay.

Clip UAV Lancet tấn công trạm liên lạc Ukraine hôm 7/11.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà báo Phạm Khánh Huy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Vinh danh những nhà giáo âm thầm cống hiến

GD&TĐ - Tìm kiếm, tôn vinh và lan tỏa những tấm gương nhà giáo luôn âm thầm cống hiến, hết lòng vì thế hệ tương lai là một trong những nhiệm vụ của người làm báo.

Học sinh Trường THPT chuyên Lào Cai cất điện thoại khi đến lớp. Ảnh: NTCC

Những tiết học không smartphone

GD&TĐ - Với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngành GD các địa phương đã chỉ đạo quản lý sử dụng điện thoại trong trường.

Silic hữu cơ có khả năng chống tia UV được tìm thấy trong bã mía.

Học sinh làm kem chống nắng từ bã mía

GD&TĐ - Hợp chất hữu cơ Silic có trong bã mía có thể thay thế kem chống nắng, giúp bảo vệ da khỏi tia cực tím, là phát hiện của nhóm học sinh Hà Nội.

Ông Trần Duy Đông giới thiệu về giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0.

Công nghệ phòng học thông minh

GD&TĐ - Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TPHCM vừa tổ chức giới thiệu công nghệ 'Giải pháp tổng thể cho phòng học thông minh 4.0'.