AEC thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực

GD&TĐ - Sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được xem là thách thức lớn, đặc biệt là nguồn nhân lực của Việt Nam hiện chưa được đánh giá cao về chất lượng. 

AEC thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực

Việc công nhận lao động lẫn nhau trong AEC có thể dẫn tới “làn sóng” dịch chuyển nhân sự có trình độ và tay nghề cao vào thị trường lao động nước ta trong thời gian tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại dự báo AEC sẽ thúc đẩy giáo dục và đào tạo mạnh mẽ hơn.

Chưa có sự dịch chuyển lớn

Dưới góc nhìn của đơn vị tuyển dụng nhân sự trực tuyến, bà Thanh Nguyễn - Giám đốc Điều hành Anphabe.com bày tỏ quan điểm, thời gian đầu, tác động của việc công nhận lao động lẫn nhau giữa các nước trong cộng đồng ASEAN vẫn chưa tác động đến thị trường lao động rõ rệt. Bởi, đoạn đường đi từ lý thuyết đến ứng dụng vào thực tế luôn có độ trễ nhất định.

Luồng dịch chuyển người nước ngoài đến Việt Nam được xem là có nhiều yếu tố thuận lợi hơn bởi với người nước ngoài, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn về mặt đời sống, văn hóa, ẩm thực, bối cảnh kinh tế còn mới mẻ, nhiều cơ hội. Có nhiều ngành, nhân sự cấp trung và cao vẫn đang có nhu cầu về nhân lực người nước ngoài, cụ thể như quản lý nhà hàng, khách sạn, những môi trường có tính sáng tạo cao như các công ty quảng cáo, digital marketing....

Tuy nhiên, theo một số công ty tuyển dụng, đối với những vị trí đặc biệt cao cấp, mỗi năm chỉ có vài vị trí và đối tượng đáp ứng nhu cầu đều có sẵn. Các nhân sự này thường đã và đang sống ở Việt Nam, họ dịch chuyển từ công ty này đến công ty khác chứ không phải là những người đang sống ở nước ngoài, hoàn toàn chưa có kinh nghiệm ở Việt Nam.

Với những tập đoàn đa quốc gia, có bề dày từ 15 - 20 năm ở Việt Nam thường thực hiện chiến lược đào tạo để bản địa hóa nguồn nhân lực cao cấp. Nguồn nhân lực cao cấp của họ là người có thời gian gắn bó lâu dài và vươn lên chứ không có nhu cầu tuyển từ bên ngoài vào. Điều này cho thấy, làn sóng dịch chuyển nhân lực nước ngoài vào Việt Nam sẽ khó có thể xảy ra, ít nhất là trong vài năm tới.

Chuẩn mực mới

Ở luồng dịch chuyển nhân lực Việt Nam ra các nước, cũng là điều không dễ. Bởi, nhân lực Việt Nam so với các nước trong khu vực vẫn chưa phải là sáng giá. Chẳng hạn, nếu so sánh với Philippines hay Thái Lan, vốn ngoại ngữ, kỹ năng... nhân lực Việt Nam vẫn chưa bằng nên lựa chọn của các DN các nước vẫn chưa hẳn ưu ái cho người Việt.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Giám đốc Điều hành Công ty Tuyển dụng nhân sự cấp cao Navigos Search, cho rằng, xét về mặt tuyển dụng nhân sự, AEC hình thành là một cột mốc lịch sử khi lần đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á có sự công nhận lẫn nhau. Đối với các DN, họ sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn đa dạng đối với các nhân sự giỏi không chỉ đến từ trong nước mà còn đến từ các nước ASEAN.

Đối với các cá nhân có trình độ chuyên môn, họ cũng có nhiều sự lựa chọn về việc phát triển nghề nghiệp tại Việt Nam hoặc tại các nước khác trong khu vực, một điều mà trước kia người lao động Việt Nam không có nhiều cơ hội để nghĩ đến. Vì vậy, sẽ xuất hiện những yêu cầu và chuẩn mực tuyển dụng mới, giúp cho thị trường tuyển dụng trong nước đến gần hơn với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Điều này thúc đẩy sự đổi mới trong GD-ĐT. Đây là một trong những yếu tố sống còn đối với thị trường nhân sự. Bên cạnh các trường đại học, thì các trường dạy nghề đang đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo lao động có tay nghề cao và tạo ra được nguồn cung chất lượng tốt cho thị trường trong nước và khu vực. Với sự hình thành của AEC, ngoài các yêu cầu về chuyên môn, kỹ thuật cao, các lao động phải đáp ứng về tiếng Anh, ngôn ngữ chính khi sang làm việc tại các nước trong khu vực”, bà Nguyễn Thị Vân Anh nhấn mạnh.

Khảo sát của Navigos mới đây cho thấy, kỹ năng ngoại ngữ của nhân sự cấp trung người Việt Nam vẫn còn là một rào cản. Việt Nam và một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore có một số điểm mạnh giống nhau như khả năng học hỏi nhanh, sự chăm chỉ bên cạnh những điểm hạn chế liên quan đến kỹ năng quản lý. Tuy nhiên, so với 2 nước nói trên, nhân sự Việt Nam lại yếu hơn về ngoại ngữ. Do vậy, việc thành thạo ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh là điều kiện bắt buộc để hòa nhập với các nước trong khu vực.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.