9 thắc mắc phổ biến về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nếu quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su, có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình…, bạn nên kiểm tra sàng lọc HIV, giang mai và viêm gan B.

9 thắc mắc phổ biến về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dưới đây, bác sĩ Mary M. Gallenberg, trợ lý giáo sư khoa sản và phụ khoa, Cao đẳng Y Mayo Clinic, Mỹ giải đáp trên trang Health một số câu hỏi về các bệnh lây truyền qua đường tình dục:

Bao lâu nên đi khám sàng lọc các bênh lây truyền qua đường tình dục?

Hãy đi kiểm tra ngay nếu chồng (vợ) hoặc bạn tình được chẩn đoán mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nếu bạn có một trong những dấu hiệu sau:

- Dương vật hoặc âm đạo tiết dịch bất thường.

- Bị đau hoặc rát khi đi tiểu.

- Cảm giác ngứa ở bộ phận sinh dục.

- Có một hoặc nhiều vét loét ở vùng này.

Nếu đang ở độ tuổi 25 hoặc dưới, có hoạt động tình dục thường xuyên, bạn nên đi kiểm tra mỗi năm một lần vì nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục của nhóm tuổi này cao hơn những người lớn tuổi. Nếu bạn trên 25 tuổi và có bạn tình mới hoặc nhiều đối tác thì cũng nên kiểm tra định kỳ hàng năm.

Nên làm những xét nghiệm gì khi đi khám phụ khoa?

Nếu đang có quan hệ tình dục và ở độ tuổi 25 hoặc trẻ hơn hoặc bất kỳ độ tuổi nào khi có bạn tình mới, bạn cũng nên đi xét nghiệm định kỳ sàng lọc các bệnh chlamydia, bệnh lậu và làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP) để sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung- nguyên nhân gây bệnh do virus HPV.

Ngoài ra, nếu có quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su, có bạn tình mới hoặc nhiều bạn tình hoặc biết mình mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác thì nên kiểm tra sàng lọc HIV, giang mai và viêm gan B.

Tôi nên làm gì khi cảm thấy quá xấu hổ để nói với đối tác rằng mình có bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Phần lớn mọi người đều do dự khi chia sẻ thông tin cá nhân này, tuy nhiên điều này là cần thiết để bảo vệ chính bạn và nửa kia; việc có biện pháp an toàn là điều bắt buộc.

Tôi có thể biết mình có bị nhiễm HIV mà không cần xét nghiệm máu?

Câu trả lời là không. Bạn cần làm xét nghiệm máu để phát hiện virus HIV.

Tôi có thể bị nhiễm HIV khi quan hệ qua đường miệng?

Trường hợp này tương đối hiếm gặp nhưng vẫn có nguy cơ nhỏ lây nhiễm khi quan hệ qua đường miệng không an toàn. Virus này có thể lây truyền qua vết xước và loét trong miệng, hậu quả do việc bạn ăn thức ăn cứng, đánh răng hoặc nhai kẹo cao su.

Việc mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục làm tăng nguy cơ bị nhiễm HIV?

Câu trả lời là đúng. Bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra viêm bộ phận sinh dục, giảm khả năng bảo vệ của cơ thể trước virus HIV.

Sử dụng bao cao su giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục?

Bạn có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ bằng đường dưới, hậu môn hay đường miệng. Bao cao su có hiệu quả bảo vệ tốt nhất giúp bạn ngừa các bệnh như HIV, chlamydia, lậu nhưng lại kém hiệu quả với virus HPV, herpes sinh dục hoặc giang mai- bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da-da.

Được chẩn đoán bị viêm nhiễm HPV, đồng nghĩa với việc tôi sẽ bị ung thư cổ tử cung?

Điều này không hoàn toàn đúng. Có khoảng hơn 100 tuýp virus HPV và chỉ khoảng 13 chủng liên quan đến ung thư cổ tử cung. Làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP) định kỳ là việc cần thiết để đảm bảo bạn không bị ung thư cổ tử cung.

Bệnh lây truyền qua tình dục nào không có biểu hiện?

Phụ nữ mắc các bệnh lậu, chlamydia, HIV, giang mai thường không có bất kỳ biểu hiện gì rõ ràng. Khám bệnh định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện những bệnh này.

Theo VnExpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.