9 phương pháp đơn giản giúp trẻ ho khan mấy cũng hết

GD&TĐ - Trẻ ho khan gây mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ và khiến không ít phụ huynh lo lắng, bất an. Không còn nỗi lo trẻ ho khan, ho dai dẳng nhờ áp dụng các phương pháp đơn giản ngay tại nhà.

9 phương pháp giúp ích cho trẻ ho khan.
9 phương pháp giúp ích cho trẻ ho khan.

Ho là phản xạ tự nhiên có lợi của cơ thể giúp loại bỏ đờm, vi khuẩn, virus ra ngoài. Tuy vậy, nếu bé ho khan kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, khiến giấc ngủ không tròn, ăn không ngon miệng, làm con mệt mỏi, học tập cũng giảm sút theo.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em ho khan như nhiễm virus, do hít phải các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá, do không khí quá lạnh hoặc quá khô, hoặc do biểu hiện của một số loại bệnh như bệnh ho gà, hen suyễn, các bệnh về viêm đường hô hấp.

Đối với trường hợp bé mới bị ho khan, ho không do các vấn đề bệnh lý thì mẹ có thể áp dụng một số phương pháp trị ho nhanh tại nhà cho bé như sau:

1. Cho bé uống nhiều nước

Đây là một trong những cách đơn giản nhất giúp bé giảm ho khan vì khi cổ họng không đủ độ ẩm, cổ họng trẻ rất dễ bị kích ứng và gây ho khan liên tục.

Việc bổ sung nhiều nước sẽ giúp gia tăng độ ẩm vùng hầu họng, làm giảm khô họng, từ đó giảm kích ứng và khó chịu khi ho nhiều. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước ấm, uống từ từ và chia thành nhiều lần trong ngày để vùng hầu họng luôn được giữ ẩm.

2. Thêm tỏi vào bữa ăn cho bé

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có chứa chất kháng khuẩn, kháng viêm cao, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp nhanh khỏi bệnh và hạn chế ốm vặt ở trẻ nhỏ. Bổ sung tỏi vào thực đơn cho bé sẽ giúp nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn gây ho nhanh hơn. Đây cũng là cách mà nhiều mẹ đã áp dụng để trị ho khan đơn giản mà hiệu quả cao.

Do mùi vị của tỏi khá nồng, không phải trẻ nào cũng có thể ăn sống, vì vậy phụ huynh có thể thêm tỏi vào trong những món ăn để con có thể ăn tỏi dễ dàng hơn.

trẻ ho khan

Bổ sung tỏi vào món ăn hàng ngày giúp trị ho tốt.

3. Dùng mật ong, chanh

Nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, mật ong được coi là trợ thủ đắc lực giúp làm dịu các cơn ho khan và đau họng ở trẻ nhỏ. Cách pha chế cũng khá đơn giản, chỉ cần thêm một chút mật ong pha với nước ấm và chanh, bạn đã có thể cho bé uống để trị ho khan mà không tốn nhiều thời gian, công sức.

Lưu ý phương pháp này chỉ dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc.

4. Dùng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà chứa các chất chống oxy hoá và hàm lượng vitamin B, kali và canxi cao, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chất menthol trong bạc hà giúp làm mát, làm dịu các mô bị kích thích, từ đó giúp giảm phản xạ ho khan hiệu quả.

Cách sử dụng tinh dầu bạc hà để trị ho là xông hơi mũi với bát nước nóng có nhỏ 2-3 giọt tinh dầu, hoặc cũng có thể dùng đèn đốt tinh dầu để hương thơm lan tỏa khắp căn phòng.

trẻ ho khan

Menthol trong bạc hà giúp trị ho hiệu quả.

5. Dùng lá húng chanh

Theo Đông y, húng chanh có tính ấm, vị cay, hơi chua, mùi thơm và có tác dụng bổ phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc. Vì thế khi dùng húng chanh kết hợp với quất và đường phèn sẽ giúp chữa ho, phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp tốt cho trẻ trên 2 tuổi.

Cách sử dụng cũng khá đơn giản là lấy 20g lá húng chanh rửa sạch và thái nhỏ, ướp với 20g đường phèn đặt trong bát và chưng cách thuỷ, sau đó chắt lấy nước và cho bé uống từ từ. Mỗi ngày uống 1 lần và làm liên tục trong 3-5 ngày thì cơn ho khan của bé cũng dần biến mất.

6. Dùng quả quất (quả tắc)

Quả quất có tính mát, vị chua nhẹ và chứa nhiều tinh dầu, đường pectin, các loại vitamin nên có công dụng kháng viêm, long đờm, giảm ho và tốt cho hệ tiêu hoá. Trong dân gian, các mẹ hay dùng quất chưng đường phèn, quất ngâm mật ong hoặc quất ngâm muối để chữa ho cho trẻ nhỏ.

7. Dùng gừng

Các nghiên cứu cho thấy, trong gừng có hai hợp chất gingerols và shogaols có đặc tính chống viêm mạnh, giúp kiểm soát hoặc giảm nguy cơ ho khan.

Dùng gừng để đun nước tắm hoặc uống nước sả gừng, trà chanh gừng hoặc ăn trực tiếp 1 vài lát gừng trong vài ngày, bạn sẽ thấy cơn ho khan của bé giảm một cách đáng kể.

trẻ ho khan

Giảm cơn ho khan nhờ nước trà chanh gừng.

8. Dùng quế

Quế có vị ngọt, cay và mùi thơm đặc trưng dễ chịu. Trong quế có chứa hàm lượng cao vitamin A, niacin, axit pantothenic, pyridoxine và các khoáng chất như kali, canxi, sắt, magie, kẽm.

Trong Đông y, quế được coi là 1 trong 4 vị thuốc quý, thường được dùng để chữa cảm lạnh, chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và giảm các cơn ho dai dẳng khó chịu.

Pha nước ấm với 1 thìa mật ong và ¼ thìa quế hoặc có thể thêm một chút bột quế vào ly sữa cho trẻ uống. Một cách đơn giản khác cũng có thể áp dụng là pha trà quế mật ong chanh và uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Làm liên tục trong 3 ngày sẽ giúp tình trạng ho được cải thiện.

9. Dùng dung dịch xịt họng thảo dược

Một trong những phương pháp tiện lợi, nhanh chóng, giúp cắt nhanh cơn ho cho trẻ đó là sử dụng dung dịch xịt họng thảo dược dạng vòi xịt dài, tác dụng tại chỗ, tiêu biểu như Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất.

trẻ ho khan

Cắt cơn ho trong 10 phút nhờ Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất.

Phương pháp này được đa số phụ huynh tin chọn do tiện lợi, dễ sử dụng và đảm bảo sự nhanh chóng, không phải kích rích chuẩn bị nguyên liệu như các biện pháp tự nhiên kể trên.

Khi trẻ ho khan, muốn ho và cảm giác ngứa cổ, cha mẹ có thể xịt vào họng cho trẻ 2-4 nhịp.

Không chỉ giảm ho khan, dung dịch Xịt Họng Nhất còn giúp hỗ trợ giảm ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.

Sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn, lành tính, dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Các mẹ có thể mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Một số lưu ý khác khi trị ho khan cho trẻ

Bên cạnh việc chữa trị tại nhà, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sau để việc trị ho cho con đảm bảo an toàn và đúng cách:

- Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để trị ho cho con vì có thể sẽ khiến tình trạng ho thêm nặng, hoặc gặp phải nguy cơ kháng thuốc nếu dùng không đúng cách.

- Giữ ấm vùng cổ cho trẻ, hạn chế bật điều hoà quá lạnh và không cho trẻ uống nước lạnh, đồ uống có đá.

- Giữ phòng luôn thông thoáng, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để tránh bụi và vi khuẩn.

- Sử dụng nước muối để vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày.

- Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ ho đi kèm một số các biểu hiện như:

- Môi thâm tím

- Trẻ thở mệt, thở gấp, thở khò khè, cảm thấy bé khó chịu khi thở hoặc nói chuyện, khó nuốt

- Ho đi kèm nôn mửa

- Đau tức ngực khi thở sâu

- Sốt cao và không cải thiện trong 2 tiếng sau khi dùng thuốc hạ sốt hoặc miếng dán hạ sốt.

- Trẻ ho dai dẳng kéo dài trên 10 ngày hoặc trở nên nghiêm trọng bất thường.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh đang phức tạp, nếu con có các biểu hiện ho khan đi kèm với đau họng, khó thở, sốt thì có thể đây là một trong những dấu hiệu của covid-19 Bạn nên liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, theo dõi và điều trị phù hợp cho bé.

Dung dịch Xịt Họng Nhất Nhất

trẻ ho khan

Công dụng:

Tác dụng tại chỗ, hỗ trợ làm giảm nhanh ngứa họng, ho, viêm họng, amidan, thanh quản, khản tiếng.

Cách sử dụng:

Xịt vào họng ngày ít nhất 6 lần, cách nhau 3 – 4 giờ, mỗi lần xịt 2 – 4 nhịp. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ