9 nhà khoa học được đề cử Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018

GD&TĐ - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) vừa công bố danh sách các đề cử giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018.

Các nhà khoa học nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017
Các nhà khoa học nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2017

Từ 54 hồ sơ đăng ký tham gia Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018, hội đồng khoa học 8 ngành khoa học tự nhiên Quỹ Nafosted đã đánh giá, thẩm định và chọn ra 9 hồ sơ vào chung kết, trong đó có 7 giải thưởng chính và 2 giải thưởng trẻ (cho những nhà khoa học dưới 35 tuổi).

So với 5 lần tổ chức giải thưởng Tạ Quang Bửu trước, năm nay số lượng các nhà khoa học được đề cử nhiều nhất và nghiên cứu ở hầu hết mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên mà Quỹ Nafosted tài trợ: toán học, vật lý, hóa học, khoa học trái đất và môi trường, y sinh dược học, khoa học nông nghiệp…

Dự kiến, vào cuối tháng 4/2018, Hội đồng giải thưởng Tạ Quang Bửu 2018 bao gồm các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài sẽ họp bàn và xem xét các hồ sơ do các hội đồng ngành đề xuất để lựa chọn ra những gương mặt xứng đáng nhất.

GS. TS Đinh Dũng – chủ tịch Hội đồng giải thưởng năm 2017, nhận định, là “giải thưởng của các nhà khoa học, do các nhà khoa học và vì các nhà khoa học...” nên “quy trình xét chọn giải thưởng nghiêm ngặt, minh bạch và công khai và công bằng, không có sự châm chước và không mang tính ‘mặt trận’”.

Theo điều lệ, giải thưởng Tạ Quang Bửu hằng năm sẽ được trao cho tối đa ba tác giả chính và một tác giả trẻ (dưới 35 tuổi) là nhà khoa học có công trình xuất sắc ở tầm quốc tế.

Lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào dịp Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 tại Hà Nội.

7 đề cử giải thưởng chính:

1. PGS. TSKH. Nguyễn Thiệu Huy (toán học), làm việc tại Viện Toán ứng dụng và Tin học - trường Đại học Bách khoa Hà Nội

2. TS. Trần Đình Phong (vật lý), làm việc tại Khoa Công nghệ nano trường đại học Khoa học công nghệ Hà Nội

3. TS. Nguyễn Thị Lệ Thu (hóa học), làm việc tại trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

4. TS. Nguyễn Thanh Tuấn (khoa học trái đất và môi trường), làm việc tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

5. PGS. TS. Phạm Văn Hùng (sinh học nông nghiệp) làm việc tại trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh

6. PGS. TS. Nguyễn Văn Nhờ (khoa học công nghệ và kỹ thuật) làm việc tại trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

7. TS. Ngô Tất Trung (y sinh dược học) làm việc tại Khoa Sinh học phân tử Bệnh viện trung ương Quân đội 108

2 đề cử giải trẻ:

TS. Đỗ Quốc Tuấn (vật lý) trường đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN

TS. Trương Vũ Thanh (hóa học) trường đại học Bách khoa TPHCM, ĐHQG TPHCM.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.