8 lý do cha mẹ cần khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc

GD&TĐ - Cha mẹ cần hỗ trợ và khuyến khích trẻ bày tỏ và kiểm soát cảm xúc của mình.

Xác định cảm xúc là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Xác định cảm xúc là vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

>> Con học sa sút vì cảm xúc… sai hướng

>> Cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ phát triển năng lực cảm xúc

Giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, trẻ cần học cách xác định và đối phó với cảm xúc. Cha mẹ cần hỗ trợ và khuyến khích trẻ bày tỏ và kiểm soát cảm xúc của mình.

Là một nhà nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em tại Mỹ, bà Angela Pruess cho biết đã tìm hiểu về lĩnh vực cảm xúc. Sau quá trình dài nghiên cứu, chuyên gia này phát hiện, cảm xúc của trẻ không hoàn toàn giống như những gì phụ huynh tưởng tượng. Thực tế, những tâm hồn nhỏ bé này lại chứa đựng cảm xúc lớn, tương tự cơn lốc. Cho dù đó là sự phấn khích hay thất vọng, dù là trẻ 2 hay 6 tuổi, cảm xúc đó đôi khi có thể khiến cha mẹ suy sụp.

“Là một người mẹ, tôi luôn niệm câu thần chú: ‘Cảm xúc đơn giản là năng lượng’. Chúng không tốt cũng không xấu. Tuy nhiên, nền văn hóa của chúng ta đã gán cho cảm xúc là thứ cần bị kìm nén”, bà Pruess chia sẻ.

Trẻ em là nhóm chưa học được cách điều tiết cảm xúc tốt. Vì vậy, điều quan trọng là cha mẹ cần xoa dịu cảm giác của trẻ, hoặc nhẹ nhàng ôm con vào lòng và dạy chúng về cảm xúc. Là một chuyên gia trị liệu về tâm lý trẻ em, bà Angela Pruess cho rằng, phụ huynh cần tặng con mình một món quà. Đó là khả năng nhận biết, thừa nhận cảm xúc.

Những lý do quan trọng để dạy trẻ về cảm xúc

Theo bà Pruess, có một câu hỏi có khả năng đọc vị bất kỳ đứa trẻ nào bước qua cửa trong im lặng. Câu hỏi đó có thể khiến xoa dịu sự bối rối, lo lắng và sốc. Đó là câu hỏi có mối tương quan trực tiếp đến sự lo âu ở trẻ: “Bạn cảm thấy thế nào?”.

“Là một cố vấn, nhiệm vụ của tôi là giúp trẻ khám phá cảm giác của chúng. Nói một cách nhẹ nhàng, đây thường là một cuộc chiến khó khăn. Bởi, đại đa số trẻ em thường trả lời bằng một câu nói đầy ẩn ý như “tuyệt” khi được yêu cầu phản ánh về cảm giác của chúng. Trong khi đó, thực tế, “tuyệt” không được coi là một trạng thái cảm xúc”, bà Pruess cho biết.

Theo chuyên gia này, trải nghiệm về cảm xúc rất phổ biến và bẩm sinh đối với con người chúng ta. Tuy nhiên, cha mẹ thường lầm tưởng rằng, sự tự nhận thức của trẻ về cảm xúc cũng là một lẽ tự nhiên.

Trong khi đó, sự thật là, giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, trẻ cần học cách xác định và đối phó với cảm xúc. Cha mẹ cần hỗ trợ và khuyến khích trẻ. Bởi, việc xác định cảm xúc vô cùng cần thiết cho sự phát triển xã hội và cảm xúc lành mạnh ở trẻ. Bà Angela Pruess chia sẻ những lý do cần thiết trong việc dạy trẻ em về cảm xúc:

Trẻ sẽ không thể phát huy hết khả năng khi rơi vào tình trạng bị ức chế cảm xúc.

Trẻ sẽ không thể phát huy hết khả năng khi rơi vào tình trạng bị ức chế cảm xúc.

1. Bình thường hóa cảm giác giúp giảm lo lắng

Cảm xúc mãnh liệt là một khía cạnh phổ biến của con người. Tuy nhiên, đối với một đứa trẻ, cảm giác lớn có thể khiến chúng cảm thấy đáng sợ và choáng ngợp. Cha mẹ hãy tạo không gian cho những cảm xúc mạnh mẽ của trẻ. Đồng thời, xác thực trải nghiệm của chúng. Điều đó sẽ cho phép trẻ phát triển sự chấp nhận lành mạnh đối với cảm xúc của mình. Khi trẻ không chống lại cảm xúc, sự căng thẳng và lo lắng quá mức cũng sẽ bị loại bỏ.

2. Thúc đẩy trí tuệ cảm xúc

Nhiều cha mẹ thường mong đợi con mình biết cách bộc lộ cảm xúc một cách lành mạnh. Tuy nhiên, bước đầu tiên để đối mặt với cảm xúc là có thể xác định chúng. Khi cha mẹ cho con mình làm quen với vốn từ vựng phong phú về ngôn ngữ cảm xúc, trẻ sẽ có khả năng xác định những gì mình đang trải qua. Sự quan tâm đến cảm xúc là một nền tảng quan trọng để xây dựng trí tuệ cảm xúc.

3. Học cách tự xoa dịu bản thân làm giảm hành vi không lành mạnh

Một khi phát triển các kỹ năng xác định cảm xúc, trẻ có thể bắt đầu phát triển nhận thức về bản thân xung quanh những gì xoa dịu chúng. Đây là một quá trình cho phép trẻ thử và sai. Cha mẹ có thể đến bên con mình để giúp chúng quan sát, cũng như xác định những gì làm giảm căng thẳng của trẻ.

4. Giải phóng trẻ trở thành phiên bản tốt nhất

Nếu một đứa trẻ rơi vào tình trạng bị ức chế cảm xúc, chúng sẽ không thể phát huy hết khả năng của mình. Những cảm giác chưa được giải quyết sẽ tồn tại trong tiềm thức - nơi làm tổn hại đến nội lực và năng lượng tinh thần mà trẻ cần để hoạt động trong môi trường hằng ngày.

5. Tìm hiểu về cảm xúc cũng giúp ích cho cha mẹ

Cha mẹ có thể dễ dàng khuyến khích trẻ kìm nén cảm xúc thông qua những câu như: “Đừng khóc nữa, một miếng bánh mì kẹp bơ đậu phộng và thạch không phải là vấn đề lớn”.

Nỗ lực có ý nghĩa trong việc dạy trẻ lý trí sẽ bị mất đi, khi một bộ não đang phát triển tràn ngập trong các hormone căng thẳng. Bộ não của cả cha mẹ và trẻ đều không thể học hỏi khi ở trong trạng thái cảm xúc căng thẳng. Khi chúng ta cho phép cảm giác đến và đi, mọi người đều có lợi.

6. Nền tảng của sức khỏe tinh thần tốt

Nếu việc thể hiện bản thân trở thành thói quen, chúng ta sẽ ít có khả năng tham gia vào các kiểu đối phó tiêu cực dẫn đến lo lắng, trầm cảm, cũng như những mối quan tâm về sức khỏe tâm thần khác.

7. Quan trọng đối với sức khỏe thể chất

Cũng giống như người lớn, không có gì lạ khi cảm giác chưa được giải quyết của trẻ thể hiện qua các triệu chứng như: Đau đầu, đau bụng, hoặc huyết áp cao.

8. Mở đường cho sức khỏe và hạnh phúc lâu dài

Thực tế là, nhiều phụ huynh vẫn đang cố gắng tìm cách chăm sóc bản thân về mặt tình cảm, do hệ thống trí tuệ cảm xúc non nớt khi còn nhỏ. Vì vậy, bắt đầu sớm với trẻ sẽ giúp chúng có được sức khỏe cảm xúc tốt.

Khi hỗ trợ trẻ đạt được các kỹ năng xác định và thể hiện cảm xúc, cha mẹ đang đóng góp không chỉ vào sức khỏe tâm thần lâu dài, mà còn cho sự phát triển toàn diện của con. Đó cũng chính là món quà vô giá mà cha mẹ trao tặng con mình.

Theo Nature and thrive

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.