1. Bỏ qua các quy tắc của dĩa và dao
Trước khi đi ăn ở nhà hàng, tốt nhất là nên nhớ các quy tắc sử dụng dĩa và dao đúng cách. Việc này sẽ giúp cho người phục vụ hiểu được bạn đang muốn dùng bữa theo cách nào và đây cũng là phép lịch sự trên bàn ăn.
2. Không sử dụng nước chấm đúng cách
Hầu hết mọi người đã quen với việc chấm toàn bộ miếng thức ăn vào 1 bát nước tương, nước sốt nhưng đây là cách ăn chưa đúng.
Người Nhật thường đổ 1 chút nước tương vào và chấm đồ ăn rất nhẹ. Việc dùng quá nhiều nước chấm sẽ khiến đồ ăn bị lấn át mất hương vị.
3. Giúp bồi bàn dọn bàn
Nếu cửa hàng không phải là tự phục vụ thì bạn không nên giúp nhân viên dọn bàn bởi thực tế bồi bàn có cách riêng để dọn chén đĩa nhanh hơn.
Khi bạn sắp xếp dụng cụ ăn uống giúp họ nhưng lại sai cách sẽ khiến công việc dọn bàn trở nên chậm chạp hơn. Do đó, đừng tự dọn bàn nếu đó không phải là yêu cầu từ nhà hàng.
Bên cạnh đó, nếu bạn làm vỡ kính hoặc cốc, đừng cố gắng thu thập các mảnh trên sàn, hãy để nhân viên xử lý việc này.
4. Yêu cầu một món ăn không có trong thực đơn
Đôi khi, khách yêu cầu nhân viên phục vụ mang đến cho họ một món ăn không có trong thực đơn. Tất nhiên, nhiều nhà hàng có thể vẫn phục vụ theo yêu cầu riêng của khách nhưng bạn nên tránh điều này vì nhiều lý do.
Đầu tiên là giá của món ăn không có trong menu sẽ đắt hơn. Và việc bất ngờ yêu cầu một món ngoài thực đơn sẽ khiến nhà hàng có thể chế biến không chuẩn hương vị bởi nguyên liệu chưa được chuẩn bị trước.
5. Bắt đầu ăn trước những người khác
Nếu bạn đi ăn cùng mọi người thì đừng ăn trước khi mọi người bắt đầu. Đây là quy tắc lịch sự tối thiểu trên bàn ăn.
Và nếu bạn được phụ vụ món ăn trước thì cũng hãy chờ cho người khác có món ăn rồi hãy thưởng thức hoặc hãy ăn thật chậm, từ từ để chờ người khác bắt đầu.
6. Không mang theo đồ uống
Thông thường, giá đồ uống đặc biệt là rượu trong nhà hàng sẽ cao hơn nhiều so với bên ngoài. Nếu nhà hàng cho phép, bạn có thể mang thức uống của mình vào và tính thêm phụ phí nếu họ yêu cầu.
Nhưng nếu phần phụ phí quá cao thì bạn có thể tự tính toán để xem cách nào là tiết kiệm hơn.
7. Không mang đồ ăn còn thừa về
Nhiều người thường có tâm lý ngại nên không mang đồ ăn còn thừa về nhà. Đây là sai lầm vì điều này sẽ dẫn đến việc lãng phí thức ăn.
Bạn đã trả tiền cho suất ăn nên việc mang chúng về khi còn dư là hoàn toàn bình thường. Các nhà hàng, quán ăn đều có túi, hộp để khách mang đồ ăn về khi có nhu cầu nên đừng ngại khi làm điều này.
Nhưng hãy nhớ, đừng mang tất cả đồ ăn về mà hãy mang khi thức ăn còn nhiều.
8. Không tìm hiểu trước về phong tục ăn uống ở quốc gia khác
Nếu bạn định đến một nhà hàng ở một quốc gia khác thì hãy tìm hiểu trước để tránh gây nhiều rắc rối. Ví dụ, ở Nhật Bản, bạn không được để đũa theo chiều hướng vào người đối diện hay không dùng đũa chọc, đảo thức ăn chung…