8 hiệp hội kiến nghị lùi thời điểm tăng lương tối thiểu

GD&TĐ - 8 hiệp hội ngành hàng kiến nghị Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2023 thay vì 1/7 năm nay theo quyết định của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Các hiệp hội trên gồm: Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, Dệt may, Doanh nghiệp điện tử, Lương thực Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Gỗ và Lâm sản, Nhựa, Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

Các đơn vị cho biết trong hai năm 2020-2021, dịch Covid-19 bùng phát đã tác động nghiêm trọng đến mọi mặt khiến doanh nghiệp khó khăn và kiệt quệ. Đồng thời, tình trạng lao động là F0 vẫn diễn ra, kéo theo tình trạng hậu Covid gây ảnh hưởng đến năng suất. Doanh nghiệp vẫn đang gồng mình đối phó.

Văn bản các hiệp hội gửi Thủ tướng nêu, chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân năm 2021 chỉ tăng 1,84% so với năm 2020 và không ảnh hưởng quá nhiều đến đời sống của người lao động, Nhà nước cũng đang nỗ lực kiểm soát lạm phát.

Theo đó, các hiệp hội cho rằng nếu Chính phủ quyết định tăng lương từ ngày 1/7, doanh nghiệp không thể xoay xở kịp để thay đổi chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất do thời điểm đã đến gần, tất cả phương án sản xuất, tài chính và đơn hàng được xây dựng từ cuối năm trước.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã tăng lương cho người lao động vào đầu năm 2021 và 2022. Hợp đồng với các đối tác bao gồm giá hàng hóa đã được chốt và ký với các đối tác từ đầu năm nên không thể tăng giá bán.

Về hệ lụy, các hiệp hội cho rằng việc tăng lương tối thiểu vùng vào tháng 7 sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình huống khó khăn. Nhiều doanh nghiệp có thể phải hủy bỏ ngang hợp đồng vì chi phí không bảo đảm, ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của người lao động.

Đồng thời, nhiều doanh nghiệp nguy cơ cắt giảm lao động, tạm dừng hoặc thu hẹp sản xuất, thậm chí phá sản vì không lo nổi chi phí nhân công. Việc này dẫn đến khả năng hàng chục nghìn lao động không có việc làm.

Từ những nội dung trên, 8 hiệp hội kiến nghị Thủ tướng xem xét, cân nhắc giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng ngày 1/1/2023. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị.

Ngày 12/4, Hội đồng tiền lương quốc gia họp phiên thứ 2 dưới sự chủ trì của ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Hội đồng Tiền lương quốc gia thảo luận, thương lượng về việc tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp và bỏ phiếu chốt đề xuất tăng lương tối thiểu từ ngày 1/7/2022 đến hết ngày 31/12/2023 với mức tăng 6,0%

Trên cơ sở đàm phán rất dân chủ và quyết liệt, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đưa ra được quyết định thuyết phục được các bên, đó là mức lương tối thiểu vùng năm 2022 được tính từ 1/7/2022 đến hết năm 2023 là tăng 6,0%.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.