8 định kiến giới cha mẹ tuyệt đối không nên nói với con trai

Con gái thì yếu đuối, con trai phải mạnh mẽ…, nhiều cha mẹ “đóng đinh” những đặc tính ấy lên từng giới mà không biết rằng đang dạy con trai phân biệt giới tính.    

8 định kiến giới cha mẹ tuyệt đối không nên nói với con trai
8 dinh kien gioi cha me tuyet doi khong nen noi voi con trai

Không ít cha mẹ ủng hộ việc con trai đánh nhau như 1 cách thể hiện bản chất con trai phải mạnh mẽ. Ảnh minh họa.

1. Con… không khác gì con gái

Rất nhiều phụ huynh "công kích" con trai của mình rằng: Cách chạy của con như con gái, con khóc như con gái, con hờn dỗi không khác gì con gái, con đá bóng yếu ớt chẳng khác gì con gái, cách nói của con giống hệt con gái…

Khi cha mẹ nói với con trai về việc con gái yếu đuối, không giỏi thể thao, khoa học, sống tình cảm… thì mặc nhiê,n con trai sẽ đóng đinh những đặc tính trên chỉ dành cho con gái. Và con trai sẽ cảm thấy mình bị nhạo báng khi có đặc điểm và tính cách giống như con gái.

2. Bản chất của con trai phải luôn mạnh mẽ

Việc cha mẹ giải thích hành động tàn bạo của con trai như đánh nhau, lăng mạ, trêu chọc con gái là thể hiện bản chất mạnh mẽ của con trai đã vô hình trung "hợp pháp hóa" bạo lực.

Mặt khác, việc xúc phạm trí thông minh và sự đồng cảm của con trai là sự xúc phạm đối với việc dạy các kỹ năng quan hệ và cảm xúc cho con trai. Con trai hoàn toàn có khả năng tôn trọng cơ thể và các vấn đề của người khác khi được đưa ra cách thức giải quyết.

3. Con trai không được khóc

Con trai có cảm xúc như tất cả mọi người và biết thể hiện cảm xúc là điều quan trọng đối với cả hai giới. Khi người lớn trừng phạt một đứa trẻ khóc, đứa trẻ này sẽ gặp khó khăn trong việc phục hồi sau những phiền toái gây ra. Khi khóc, đứa trẻ có thể giải tỏa những căng thẳng của mình.

Vậy nhưng, khi con trai khóc, cha mẹ thường cấm đoán. Khi bé trai không dám và không thể bộc lộ cảm xúc, cảm xúc tiêu cực sẽ tích tụ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, chán chường và áp lực nặng nề. Khi áp lực ngày càng tăng sẽ gây ra những hệ lụy xấu và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.

8 dinh kien gioi cha me tuyet doi khong nen noi voi con trai

Cấm con trai khóc là cách mà cha mẹ giáo dục con trai phân biệt giới tính. Ảnh minh họa.

4. Màu hồng dành cho con gái

Màu sắc không nên gán cho giới tính nhưng, nhiều người lớn mặc định, màu hồng dành cho con gái, màu xanh dành cho con trai. Thế nên, nhiều đồ dùng trong nhà cũng phân loại cho con trai và con gái theo màu sắc như thế.

5. Váy, tóc dài là dành cho con gái

Cha mẹ có thể khuyến khích con trai trở thành người tốt nhất từ bản thân con mà không coi thường con gái. Việc mặc định váy, tóc dài chỉ dành cho con gái là một cách định kiến về giới tính. Thực tế, việc bé trai thích mặc váy không có vấn đề gì.

8 dinh kien gioi cha me tuyet doi khong nen noi voi con trai

Nhiều cậu bé thích chơi búp bê, tuy nhiên chúng bị chế giễu là đồ con gái. Ảnh minh họa.

6. Ôm ấp, chơi búp bê, viết thơ, hát, nhảy… thuộc về con gái

Nhiều cậu bé thích chơi búp bê, tuy nhiên chúng bị chế giễu là đồ con gái. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, việc xem những bộ phim mà đàn ông sinh con khiến những bé trai ở trường mẫu giáo muốn noi gương họ.

Thế nhưng, xã hội chúng ta không muốn điều đó. Chúng ta muốn các cậu bé lớn lên trở thành những người cha yêu thương con cái nhưng chúng ta lại không muốn chúng ẻo lả, yếu đuối khi chúng chơi búp bê.

7. Khi một cô gái nói "không" thì có nghĩa là "có"

Điều quan trọng là giáo dục con trai (và con gái) về sự đồng ý. Giáo dục này tôn trọng cơ thể và nhu cầu của người khác có thể bắt đầu từ khi còn nhỏ.

Ví dụ, là cha mẹ, chúng ta có thể xin phép trước khi chạm vào con, hoặc ít nhất là cảnh báo chúng về những gì chúng ta sẽ làm. Chúng ta có thể tôn trọng một đứa trẻ không muốn hôn hay ôm để nói xin chào và giải thích rằng có hàng ngàn cách để nói xin chào như một nụ cười, một cái bắt tay, một bức vẽ…

Giáo dục sự đồng ý cũng liên quan đến việc không để các chàng trai làm phiền các cô gái với lý do chúng thích họ. Để làm phiền ai đó trong khi người kia không đồng ý là hành vi không phù hợp.

8. Con đã làm gì để bạn phải hành động như vậy?

Yêu cầu một cậu bé vừa đánh bạn kể tại sao lại hành động như vậy chẳng khác gì việc "hợp pháp hóa bạo lực như một biện pháp giải quyết các bất đồng". Hỏi nạn nhân câu hỏi "Con đã làm gì để bị đánh?" là dạy cho cả nạn nhân và kẻ lạm dụng rằng: một người có thể buộc người khác đưa ra những lựa chọn tồi.

Sẽ tốt hơn nếu yêu cầu mỗi đứa trẻ kể những gì đã xảy ra ngay từ đầu để có cái nhìn toàn cảnh về vụ việc. Hãy dạy trẻ rằng chúng có quyền lựa chọn không sử dụng bạo lực. Điều này nuôi dưỡng trí thông minh, cảm xúc của các bé gái, bé trai và dạy họ phương pháp giao tiếp thông qua lời nói, chiến lược giải quyết xung đột hoặc cách bình tĩnh.

Theo Vietnammoi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ