Sữa rất giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa và hấp thụ. Ngoài ra, sữa còn là thực phẩm lý tưởng cho việc phòng chống và điều trị cholesterol cao, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu thiếu sắt, bệnh suyễn và các bệnh khác. Mặc dù vậy nếu không biết cách pha sữa cho con thì cũng thành “công cốc”.
1. Không cần tránh hoàn toàn việc đun sôi sữa
Sữa tươi mới lấy chứa nhiều chất độc hại như saponin, chất ức chế trypsin và nhiều chất không tốt khác, nếu không được nấu chín trước khi uống dễ gây ra các phản ứng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng khác của ngộ độc….
Thậm chí không chỉ phải luộc sữa mà các loại sữa đậu khi đun cũng phải luôn mở nắp để cho các chất có hại trong sữa bốc hơi. Do đó nếu không mua sữa đóng hộp mà lấy sữa tươi ngay từ nguồn trang trại, mẹ cần lưu ý đun sữa để thanh trùng và khử độc trước khi cho con uống.
2. Cho trứng vào sữa
Các protein trứng khi kết hợp với trypsin của sữa đậu nành có thểsản sinh ra các chất gây khó tiêu, đầy bụng và làm sữa mất đi giá trị dinh dưỡng. Do đó mẹ không nên kết hợp hai món này với nhau.
3. Pha sữa bột bằng nước đun sôi
Pha sữa bột cần phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu pha với nước bị đun quá nóng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa như protein, vitamin... do bị phân giải dưới nhiệt độ cao nhưng nếu pha sữa bột với nước lạnh thì sữa lại không đủ độ “chín”, không hòa tan được hết các chất dinh dưỡng có trong sữa.
Nhiệt độ lý tưởng nhất để pha sữa cho trẻ là khoảng 40-50 độ C, một số loại sữa cho trẻ 0-9 tháng của Nhật thậm chí yêu cầu pha sữa với mức nhiệt 70 độ C, sau đó mới đổ thêm nước lạnh để trung hòa.
4. Bảo quản sữa trong phích
Sữa đựng trong bình, phích một thời gian dài, nếu ở điều kiện nhiệt độ thích hợp sẽ khiến vi khuẩn trong chai sẽ nhân lên gấp hàng chục lần, gây huy hiểm cho trẻ khi uống.
5. Cho trẻ uống thuốc cùng sữa
Một số loại thuốc, chẳng hạn như erythromycin và một số loại kháng sinh khác sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng của sữa và thậm chí gây ra tác dụng phụ và nguy cơ sức khỏe nếu bị hòa lẫn.
Vì vậy,trừ những loại thuốc ghi rõ trên tờ hướng dẫn sử dụng là có thể uống kèm với sữa (như thuốc hạ sốt) thì việc uống thuốc tốt nhất nên cho trẻ uống cùng nước lọc trắng.
Sữa giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ nhưng nếu không biết cho bé ăn đúng cách thì cũng thành “công cốc”. (ảnh minh họa)
6. Cho con uống sữa khi đói
Với những em bé mẫu giáo, khi nguồn thực phẩm thiết yếu nhất không còn là sữa thì việc xoa dịu cơn đói của con bằng sữa do mẹ chưa nấu cơm kịp lại là lợi bất cập hại. Khi bé quá đói, việc mẹ đưa một lượng sữa lớn vào dạ dày sẽ làm dạ dày co bóp mạnh.
Dịch vị tiết ra sẽ đào thải nhanh canxi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể bé lúc này sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, cản trở các hoạt động vui chơi có lợi cho tiêu hóa.
Thời điểm cho con uống sữa tốt nhất nên vào khoảng 3-4 giờ chiều như một bữa ăn phụ cho con trong ngày, thời điểm mà bé chưa quá đói là lý tưởng nhất.
7. Pha sữa bột kèm sữa ông thọ
Để con uống ngon và nhiều chất hơn (?!) nhiều chị em thương pha thêm sữa đặc vào sữa bột cho con uống. iệc làm này rất nguy hiểm. Bởi vì ngọt quá sẽ gây nên các tình trạng như sâu răng, xơ cứng động mạch và không tốt cho sức khỏe của bé.
Đặc biệt với trẻ sơ sinh việc làm này rất nguy hiểm.
8. Sữa bột cho trẻ 0-12 tháng đã pha nên bỏ đi sau 1 tiếng
Các bác sĩ khuyên chị em không nên dùng sữa bình thừa cho bé bú lại. Nếu sau 1 tiếng đồng hồ mà con không ăn hết, hãy mạnh dạn đổ phần sữa đó đi và đừng nghĩ như thế là lãng phí vì nó an toàn cho bé yêu của bạn.
Cho dù là sữa công thức hay sữa mẹ được vắt ra cho vào bình thì chỉ cần để quá 1 tiếng cũng có thể bị hỏng do vi khuẩn xâm nhập từ không khí hoặc ngay trong nước bọt của bé.