7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua

Không chỉ có điện ảnh mà cả phim truyền hình Hàn Quốc cũng có những tác phẩm đặc sắc giơ cao ngọn cờ nữ quyền. Dưới đây là bảy bộ phim được nhiều người bình chọn là hay nhất khi lột tả chủ đề này. Bạn là fan của bộ phim nào?

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua

Nếu bạn chưa có dịp xem qua những bộ phim truyền hình Hàn Quốc Mad Dog, Strong Woman Do Bong Soon, Coffee Prince, Ma Boy, Witch’s Court và Fight My Way thì hãy cân nhắc trước khi xem qua bài viết này nhé, vì chúng tôi sẽ có vài hé lộ liên quan đến tình tiết các phim đấy.

Mad Dog

Trở lại đầu những năm 2000, trong phim truyền hình Hàn Quốc, các nhân vật nữ hiếm khi có những cảnh dồn-ai-đó-vào-sát-tường, theo đúng nghĩa đen. Vì vậy, khi một đạo diễn nào đó cân nhắc và sử dụng loại cảnh này trong tác phẩm của mình, nghĩa là vị đạo diễn đó đang muốn nhấn mạnh vào sự lãng mạn, đáng yêu nhưng mạnh dạn của nhân vật nữ.

"Mad Dog"

Mãi đến tận những năm 2010, loại cảnh quay này vẫn tạo được ấn tượng sâu sắc cho khán giả về hình tượng nhân vật nữ, song lại theo một hướng rất riêng. Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Mad Dog là một ví dụ.

Nhân vật nữ Jang Ha Ri (Ryu Hwayoung) đã bày tỏ sự thích thú khi là người chủ động dồn chàng trai mình thích là Kim Min Joon (Woo Do Hwan) vào tường. Song, trong cú đẩy nghịch lí này, cô nàng còn ngầm gửi đi một thông điệp rằng cô cảm thấy khó chịu và không mấy tin tưởng chàng trai vì một vài lí do.

Sự đấu tranh nội tâm của nhân vật được đội ngũ sản xuất Mad Dog chắt chiu qua một cảnh quay nữ chính chủ động chính là cách để làm mới motif này.

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 2.
7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 3.

Strong Woman Do Bong Soon

Bạn có biết bí mật làm nên sự thành công của cặp đôi Bong Soon (Park Bo Young) và Min Min (Park Hyung Sik) trong Strong Woman Do Bong Soon là gì không? Không phải nam chính quyền lực như cây cổ thụ che chở cho nhành cỏ ven đường là nữ chính yếu mềm đâu, vai trò của họ đã được hoán đổi một cách tinh tế.

Thay vì mô típ nam cương-nữ nhu, Bong Soon trong phim là một cô gái có sức mạnh siêu phàm, trong khi Min Hyuk lại là một chàng CEO luôn gặp trở ngại trong việc thể hiện bản thân trước người khác. Vì thế, một tình yêu trời hành là bài thuốc thật sự cần thiết cho họ chữa trị “căn bệnh kì quặc” của mình.

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 4.

Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Strong Woman Do Bong Soon không ngại vẽ nên một chàng Min Hyuk liễu yếu đào thơ, hay đau khổ, luôn cần được cứu giúp, và một Bong Soon như Vân Tiên giữa đàng, sẵn sàng cứu nguy “mĩ nhân” mọi lúc. Những tình huống nàng mạnh mẽ giải vây cho chàng đã tạo nên những cảnh phim vui nổ trời.

Đáng ngạc nhiên nhất phải kể đến khoảnh khắc Min Hyuk bị bắn vào tay. Lúc này, Bong Soon đã đưa anh đến nơi an toàn theo phong cách Bodyguard (bộ phim truyền hình về vệ sĩ của Anh) chính cống.

Bản nhạc phim kinh điển của Bodyguard - I Will Always Love You đã vang lên xuyên suốt cảnh quay làm người xem không khỏi tấm tắc khen ngợi ẩn ý tinh tế của đội ngũ biên kịch.

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 5.

Coffee Prince 

Go Eun Chan (Yoon Eun Hye) chỉ là cô gái bình thường hết chỗ nói: chỉ thích ăn uống, lười ăn mặc đẹp thường xuyên và cần một công việc để chu cấp cho gia đình. Vì vậy, một công việc tại quán cà phê của Choi Han Gyul, (Gong Yoo) thật là “hết sảy” với cô nàng do ở đây chỉ tuyển nam thôi (mà cải trang thành nam đỡ mỏi mệt hơn chưng diện điệu đà, nữ tính mỗi ngày nhỉ?).

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 6.

"Coffee Prince".

Chọn hình tượng tomboy để hoá thân, Eun Chan khiến khán giả say ngất ngây vì độ đáng yêu khi phải vào vai Chúc Anh Đài thời hiện đại. Cảnh phim đáng nhớ của Eun Chan đó là phải… “vác” Han Gyul say xỉn về nhà.

Cảnh này đặc biệt gây cười bởi vì nam chính “vác vợ về nhà” vốn là khuôn mẫu điển hình của những bộ phim truyền hình Hàn Quốc vào thời điểm Coffee Prince đang phát sóng; chỉ riêng Coffee Prince là ngược chiều gió đổi vai cho cặp đôi chính mà thôi.

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 7.

Ma Boy

Ca “nữ đảo chính” của bộ phim truyền hình Hàn Quốc Ma Boy khá hiếm gặp trong lịch sử truyền hình Hàn Quốc. Như đã biết, motif một nhân vật nữ đóng giả thành nam nhằm tiếp cận nam chính là rất bình thường, nhưng motif nhân vật nam cố ý cải trang thành nữ để trồng cây si nữ chính lại không dễ tìm. 

Ma Boy thuộc trường hợp thứ hai đấy. Đây là bộ phim đáng yêu của nữ diễn viên Kim So Hyun trong vai Ma Boy. Bạn cùng phòng mới của Ma Boy hóa ra là một cậu bé tên Hyun Woo (Sunwoong), người cố ý đóng giả là một nữ sinh. Mục đích của Hyun Woo chỉ là được học trong ngôi trường mình hằng mơ ước.

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 8.

"Ma Boy"

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 9.

I Do I Do

Chuyện tình giữa một anh chàng thuộc tầng lớp trung lưu và một cô nàng thành đạt, giàu có thượng lưu, luôn khiến khán giả bất ngờ. Chẳng hạn như trường hợp của bộ phim truyền hình Hàn Quốc tình cảm-lãng mạn I Do I Do.
Hầu hết các mối tình của các “chị đại” kiểu này thường diễn ra giữa hai người không cùng công ti, song với I Do I Do, trật tự đó đã được sắp xếp lại khi nữ chính Hwang Ji Ahn (Kim Sun Ah) là Giám đốc tại công ty nam chính Park Tae Kang (Lee Jang Woo) làm việc. Không lạc đi đâu được, họ đến được với nhau mặc cho cách trở về địa vị.
7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 10.

"I Do I Do"

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 11.

Witch’s Court

Tìm kiếm sự phức tạp nơi showbiz Hàn Quốc, lùng sục một nữ chính mưu mô, xảo quyệt, bạn sẽ có được đáp án khi xem Witch’s Court. Ma Yi Deum chính là cô gái thông minh nhưng tàn nhẫn mà chúng ta sẽ phải khiếp sợ khi đụng độ trên màn ảnh đấy.

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 12.

"Witch"s Court"

Witch"s Court là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc có yếu tố hành động nên các cảnh truy lùng tội phạm tuyệt nhiên không thể thiếu. Nhiều bộ phim truyền hình Hàn Quốc sẽ xây dựng cảnh này theo hướng có một nam thám tử thần cơ diệu toán, nghi đâu dính đó, ra sức theo đuôi bọn tội phạm.

Trong khi đó, nhân vật nữ chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Riêng bộ phim này, Ma Yi Deum (Jung Rye Won) mới là kì phùng địch thủ đối với những tên ma cô. Thay vì nam chính Yeo Jin Wook (Yoon Hyun Min) lao vào tóm lấy tên tội phạm, Ma Yi Deum, trên chiếc xe hơi của mình, mới là người cầm trịch trong các vụ truy bắt lẫy lừng ấy.

Cô thậm chí còn cho xe đâm sầm vào tên tội phạm một cách rất thỏa mãn. Đúng là dân chơi thì không sợ mưa rơi.

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 13.

Fight My Way

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 14.

"Fight My Way"

Cô gái Choi Ae Ra (Kim Ji Won) có vẻ ngoài dễ thương, khả ái nhưng không có nghĩa nội tâm của cô cũng đơn thuần, ngây ngô như vậy. Xem cảnh cô đưa ra tuyên ngôn tình yêu với Dong Man (Park Seo Joon), chúng ta sẽ hiểu thế nào là hoa hồng có gai, thế nào là con gái mạnh mẽ.

Điều tuyệt vời nhất mà bộ phim truyền hình Hàn Quốc Fight My Way dành cho Ae Ra đó là tạo điều kiện để cô nói ra những điều thầm kín nhất trong lòng của mình với Dong Man, theo cách mà chúng ta thường không thấy các nhân vật nữ hay làm.

7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 15.
7 phim truyền hình nữ quyền Hàn Quốc đáng xem nhất thập kỉ vừa qua - Có ai còn nhớ Quán cà phê Hoàng tử không? - Ảnh 16.                                                               
Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty Trái cây Nhiệt đới Hoa Kỳ giờ tên Chiquita và vẫn chưa phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát vì chuối năm 1928. Ảnh: Thecollector.com

Vụ thảm sát vì chuối

GD&TĐ - Năm 1928, ở Colombia, quốc gia Nam Mỹ với biệt danh đương thời là 'nước cộng hòa chuối'.