Phải thừa nhận rằng, não bộ con người luôn là một ẩn số của mọi công trình nghiên cứu khoa học nhờ khả năng khai thác vô biên cùng cấu trúc tinh vi phức tạp. Tuy nhiên, dù có siêu phàm đến mấy, bộ não con người vẫn phải đầu hàng trước một "bài tập" tưởng chừng đơn giản nhưng lại đòi hỏi nhiều chất xám đến không ngờ: Hình dung ra thế giới.
Với mỗi chúng ta, việc lắng nghe hàng ngàn dữ liệu lạ lẫm và hoành tráng về vũ trụ, thế giới, nhân loại... dường như là điều hết sức đương nhiên, cho dù không nhiều người thực sự hiểu được quy mô thực tế của những con số khổng lồ đó. Dưới đây là một vài hình ảnh minh họa cho xu hướng gán những yếu tố mang tầm vĩ mô vào những sự vật thân thuộc với con người, để chúng ta phần nào hiểu được sự tương quan giữa chính mỗi người với những yếu tố tưởng như xa vời đó.
Lịch sử thế giới vẫn chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa "sa mạc" lịch sử Trái đất kéo dài suốt 4,55 tỷ năm.
Bạn chẳng ngần ngại chi vài đồng lẻ cho 1 lon nước ngọt. Tỷ phú Warren Buffett cũng nghĩ như vậy khi rút ví 700.000 USD.
Hệ Mặt trời to lớn vốn chỉ là một chấm nhỏ cực độ bên trong Dải Ngân hà.
Dám cá bạn vẫn chưa thể tưởng tượng nổi mức độ hùng vĩ của dãy Himalaya cho đến khi xem bức hình này.
Khi một ngôi sao đi đến chặng cuối của hành trình tồn tại, nó đột ngột bùng nổ với luồng sáng dữ dội và tạo nên Siêu Tân tinh.
Những con số mông lung bạn từng vu vơ học vẹt trong sách giáo khoa Vật lý lớp 10 nay đã trở nên thật dễ hiểu.
May mắn là điều này sẽ không bao giờ có cơ hội xảy ra.