7 hành vi học sinh trung học không được làm

7 hành vi học sinh trung học không được làm

Cụ thể, các hành vi học sinh không được làm gồm:

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện và các chất kích thích khác.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Các hoạt động vi phạm pháp luật.

Dự thảo Điều lệ cũng quy định rõ quyền của học sinh được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định.

Học sinh được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi theo quy định.

Học sinh được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Học sinh có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

Cùng với đó, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ giađình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thiếu tướng Phan Thanh Giảng - nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân, nguyên chiến sĩ Sư đoàn 341 Quân đoàn 4.

Cháy rực khát vọng thống nhất

GD&TĐ - Ký ức hào hùng về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn in đậm trong tâm trí những người chiến sĩ giải phóng quân năm xưa.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Ảnh: Tư liệu

Người Anh cả huyền thoại

GD&TĐ - Trong bức thư gửi lực lượng vũ trang cả nước nhân kỷ niệm Ngày thành lập Quân giải phóng Việt Nam (nay là Quân đội Nhân dân Việt Nam) - 22/12/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Quân đội ta quen gọi Đại tướng Tổng Tư lệnh là Anh cả. Cách gọi thân ái đấy đúng với tinh thần lịch sử của quân đội ta”.

Bức ảnh lịch sử do nhà báo Trần Mai Hưởng chụp trưa 30/4/1975. Ảnh: TTXVN.

Bức ảnh để đời của Nhà báo Trần Mai Hưởng

GD&TĐ - Hơn 10 năm làm phóng viên chiến trường, nhà báo Trần Mai Hưởng - nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam đã chụp bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975”.