7 giải pháp phát triển E-learning trong đào tạo đại học

GD&TĐ - Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển năng lực cán bộ quản lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”, thạc sỹ Lê Thị Liên Hương và thạc sỹ Nguyễn Mạnh Hà – Trường Đại học Thành Tây đã có bài tham luận và đề xuất 7 giải pháp phát triển E-learning trong đào tạo đại học tại Việt Nam với xu thế cách mạng 4.0.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Thứ nhất, đổi mới cơ chế, chính sách đối với trường đại học. Tăng cường tình tự chủ trong hoạt động đào tạo và quản trị nhà trường nhằm tạo sự linh hoạt thích ứng với xu thế CMCN 4.0. Bộ GD&ĐT, các trường đại học cần xác định E-learning là một chiến lược quan trọng trong giáo dục hướng tới xã hội học tập. cần triển khai, tuyên truyền, nhân rộng E-learning không chỉ trong ngành giáo dục mà còn với toàn xã hội.

Thứ hai, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về E-learning phù hợp với thực tiễn đối vởi đội ngũ giáo viên, sinh viên, trường đại học, người lao động, doanh nghiệp tham gia đào tạo; hoàn thiện các cơ chế chính sách về phân bổ và sử dụng tài chính trong lĩnh vực giáo dục.

Cần hoàn thiện văn bản quản lý, hướng dẫn khai thác, sử dụng hệ thống E-learning; các buổi tập huấn cụ thể cho từng loại đối tượng: cán bộ quản lý giáo dục, quản trị hệ thống, giảng viên, sinh viên để hiểu rõ về hệ thống E-learning.

Vai trò của giảng viên là rất quan trọng trong việc triển khai E-learning. Giảng viên không chỉ cần nắm bắt được phương pháp học tập mới mà còn phải là người chủ động tham gia soạn bài giảng điện tử, case study, bài tập phục vụ cho giảng dạy, phục vụ cho tự học của người học.

Do đó phải có hình thức đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí, đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm sử dụng công nghệ mới cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu dạy học hiện đại nhất như có phương pháp, kỹ năng, khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học, thiết kế bài giảng điện tò đạt chất lượng tốt, có khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại và quan trọng hơn cả là có năng lực tự học, tự nghiên cứu khoa học.

Cần tăng cường đội ngũ quản trị E-learning về số lượng và chất lượng, đặc biệt cần bồi dưỡng trình độ cho quản trị viên để không những vận hành tốt, xử lý kịp thời mỗi khi xảy ra sự cố mà còn phải có những chiến lược lâu dài nhằm phát triển, mở rộng quy mô, phạm vi ứng dụng của hệ thống E-learning trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.

Trong môi trường 4.0, phương pháp đào tạo cần phải thay đổi căn bản trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng và truyền đạt bài giảng. Cùng với đó là sự đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra theo hướng đáp ứng năng lực làm việc và tính sáng tạo của sinh viên.

Thứ ba, về kỹ thuật, Nhà nước và các trường đại học cần đầu tư cơ sở kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của CMCN 4.0 như: đường truyền Internet tốc độ cao, điện toán đám mây, máy tính, mạng nội bộ, phần mềm trí tuệ nhân tạo, phần mềm phục vụ E-learning, website, thư viện điện tử, hệ thống đào tạo trực tuyến, phòng học đa phương tiện, phòng chuyên môn hoá, hệ thống thiết bị ảo mô phỏng, thiết bị thực tế ảo, thiết bị dạy học thuật và các phần mềm ảo mô phỏng thiết bị dạy học thực tế.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu công nghệ, phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý đào tạo. Hướng dẫn Online hóa nhà trường học bao gồm cả Online về dạy học và Online về quản lý, điều hành tác nghiệp và hỗ trợ giảng viên, sinh viên.

Thứ tư, về học liệu, các đơn vị giảng dạy cần tập trung dành nhiều thời gian, tâm huyết xây dựng hệ thống bài giảng điện tử có chất lượng tốt bằng những việc làm cụ thể như: tạo điều kiện tối ưu cho đội ngũ giảng viên biên soạn học liệu, cung câp bài giàng mẫu chất lượng cao của các giáo sư, tiến sỹ, báo cáo thực tế của các chuyên gia đầu ngành; tổ chức các cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập sử dụng E-learning tại các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài nước, lắng nghe phản hồi của người học và kịp thời hoàn thiện bài giảng.

Thứ năm, giải pháp kết hợp là sử dụng E-learning (online) và giảng dạy truyền thống trên giảng đường (offline) cần được phối hợp song song. Người học có thể thực hiện mọi hoạt động học tập trên E-learning, tham gia như đang học trên một khóa học thực sự.

Trừ giờ thực hành, thí nghiệm sẽ phải lên phòng thí nghiệm để tiếp cận thực sự với công việc, ngoài ra có thể gặp giảng viên trong một số buổi để thảo luận, trao đổi và giải quyết một số vấn đề nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội.

Thứ sáu, xây dựng quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa trường đại học với doanh nghiệp; đồng thời cần đẩy mạnh việc hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp để chia sẻ các nguồn lực chung: cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, quan trọng hơn là rủt ngắn thời gian chuyển giao từ kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn cuộc sống.

Tạo điều kiện thuận lợi về môi trường pháp lỷ và xã hội để các nhà đầu tư nước ngoài mở trường đại học (truyền thống và trực tuyến) chất lượng cao tại Vỉệt Nam.

Thứ bảy, các trường đại học không muốn hay không tự tổ chức vận hành E-learning thì có thể hợp tác, thuê ngoài dịch vụ (outsourcing) với các đơn vị công nghệ E-learning chuyên nghiệp (trong nước, ví dụ như TOPICA hay nước ngoài) cũng là mô hình khả thành công hiện nay.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Bên trong căn hầm tái hiện hoạt động in ấn tài liệu, truyền đơn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn trong những năm kháng chiến.

Hầm in tài liệu bí mật giữa lòng Sài Gòn

GD&TĐ - Nằm trong con hẻm nhỏ ở đường Ngô Gia Tự, Quận 10, TPHCM, cơ sở in ấn của Hội ủng hộ Vệ quốc đoàn năm 1954 là nơi in cả nghìn ấn bản phục vụ cách mạng.