7 điều lầm tưởng về ăn uống bạn đang mắc phải mà không biết

Có những lầm tưởng về ăn uống khá phổ biển mà nhiều người không nhận ra và vô tình lại áp dụng cho chế độ ăn uống của mình.

7 điều lầm tưởng về ăn uống bạn đang mắc phải mà không biết
Điều này có thể dẫn đến những hệ quả không tốt cho sức khỏe về lâu dài. Hãy cùng tìm hiểu 7 điều lầm tưởng về ăn uống hay gặp nhất như dưới đây:
1. Thực phẩm chứa chất béo bão hòa không tốt cho tim mạch
Bạn đã từng nghe nói đến việc ăn các thực phẩm giàu chất béo thì không có lợi cho tim mạch. Chẳng hạn như nếu ăn bơ, kem, pho mát, thịt và những loại thịt bạn yêu thích, sớm hay muộn cũng khiến bạn bị bệnh tim mạch.
Thực tế, điều này không có căn cứ. Sau khi tổng hợp từ 21 nghiên cứu trên 350.000 người trong đó có 11.000 mắc bệnh tim mạch trong gần 14 năm, các nhà nghiên cứu người Mỹ đã kết luận là không có sự liên quan giữa việc ăn chất béo bão hòa với bệnh tim.
sai lầm trong ăn uống 1
2. Phải ăn 5 bữa một ngày mới giúp giảm cân
Thực tế, ăn nhiều bữa không giúp thay đổi thành phần cơ thể đối với những người ít vận động. Do đó, nếu không phải là một vận động viên hay không phải luyện tập với cường độ cao hơn 6-8 giờ mỗi tuần, thì ăn nhiều bữa sẽ chẳng giúp bạn giảm cân .
3. Carbohydrate sẽ khiến bạn bị béo phì
Bạn từng cảm thấy tồi tệ và lo lắng vì cho rằng ăn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate sẽ ảnh hưởng đến số đo vòng eo của mình nên chỉ ăn bánh snack cả ngày thì có thể bạn càng trở nên ục ịch hơn.
Còn nếu bạn cân nhắc chọn ngũ cốc nguyên hạt chứa carbohydrate đơn và ít qua chế biến thì sẽ không có gì phải lo lắng. Khi bạn có biết cách lựa chọn thì carbohydrate chỉ cung cấp năng lượng cần thiết cho bạn chứ không khiến bạn bị tăng cân.
sai lầm trong ăn uống 2
4. Nước trái cây tốt cho sức khỏe
Người ta thường nói là nước trái cây được tinh chế từ nhiều trái cây. Nhưng điều này không có nghĩa là nước trái cây thì tốt cho sức khỏe. Bởi khi được tinh chế từ nhiều trái cây, loại đồ uống này sẽ chứa nhiều đường fructose.
Trong khi đó, nghiên cứu của Đại học California đã chỉ ra rằng, tiêu thụ nhiều đường fructose có thể làm tăng lượng mỡ và gây ra nhiều tác động tiêu cực khác cho cơ thể. Nước trái cây bạn tiêu thụ dần dần có thể dẫn đến hệ quả không tốt cho sức khỏe .
5. Thực phẩm ít chất béo thực sự có lợi cho sức khỏe
Ăn thực phẩm chứa chất béo bão hòa đã được khẳng định là không gây ra bệnh tim mạch. Vậy còn thực phẩm ít chất béo thì sao?
Thực tế, những thực phẩm này khi được loại bỏ chất béo thì lại chứa các chất hóa học có hại cho cơ thể, điển hình nhất là chất tạo ngọt. Do vậy, để vừa có thân hình thân gọn mà vừa khỏe mạnh, bạn nên chọn thực phẩm có chất béo tự nhiên.
sai lầm trong ăn uống 3
6. Tính toán lượng calo vô cùng quan trọng
Thực tế, mọi tính toán lượng calo bạn đã thực hiện là không chính xác. Bạn dành thời gian tính tổng lượng calo tiêu thụ, đọc các nhãn hàng và tập trung tìm ra con số “kỳ diệu” của mình nhưng việc tính toán calo này chỉ thể hiện được mức độ bạn ăn ra sao.
Suy cho cùng, tổng lượng calo bạn tiêu thụ lại không có mấy giá trị bởi lẽ không phải tất cả calo đều được sản sinh ra cũng giống nhau. Chẳng hạn như 500 calo từ thịt bò thì tốt cho sức khỏe hơn là 500 calo từ chocolate.
7. Tinh dầu từ rau và các loại hạt tốt cho sức khỏe
Không chỉ có các thực phẩm tinh chế và được chế biến sẵn mà tinh dầu từ các loại hạt, tinh dầu rau và bơ thực vật bạn đang sử dụng để nấu nướng cũng không tốt cho sức khỏe. Những thực phẩm này được quảng cáo là có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và có lợi cho sức khỏe ở mọi mặt.
Tuy nhiên, thực tế những thực phẩm này có thể gây ra nhiều vấn đề mà tưởng chừng như chúng có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất béo không bão hòa đa như omega-6 có trong tinh dầu các loại hạt… có nguy cơ gây ra bệnh tim mạch và làm tăng chứng viêm trong cơ thể.
Theo afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.