7 cách chế biến thực phẩm giúp bạn tránh xa ngộ độc

Thực phẩm được chế biến đúng cách không chỉ giữ được hương vị, chất dinh dưỡng mà còn giúp bạn tránh xa nguy cơ gây hại cho sức khỏe hay bị ngộ độc thực phẩm.

Không rã đông thực phẩm ngoài nhiệt độ thường quá 2 tiếng (Ảnh minh họa: Internet)
Không rã đông thực phẩm ngoài nhiệt độ thường quá 2 tiếng (Ảnh minh họa: Internet)

Cách chế biến món ăn là điều cực kỳ quan trọng để có những bữa cơm ngon miệng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình.

1. Nấu lại thức ăn thừa

Trước khi bảo quản thức ăn thừa, nên nấu lại ở nhiệt độ cao, ít nhất là trên 75 độ để loại bỏ hết vi khuẩn. Chú ý nên để riêng từng loại thực phẩm và bảo quản bằng hộp đựng có nắp hay dùng màng bọc thực phẩm để tách riêng từng loại trước khi cho vào tủ lạnh.

Thực phẩm để ở ngoài môi trường quá 4 tiếng đồng hồ sẽ bị biến chất và gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và không nên sử dụng trong thời gian quá lâu.

2. Không sử dụng thực phẩm lấy từ tủ lạnh quá 2 giờ

Sau khi thực phẩm được lấy ra từ tủ lạnh hay được chế biến quá 2 tiếng đồng hồ đều bị nhiễm khuẩn. Thời điểm này cũng là lúc thực phẩm bắt đầu biến chất, chịu sự tác động của vi khuẩn và không còn tươi sạch như ban đầu, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ngộ độc thực phẩm.

3. Không để thực phẩm rã đông quá lâu

Thực phẩm rã đông quá lâu sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Nhất là khi bề mặt thực phẩm đã được rã đông nhưng bên trong vẫn còn đông cứng tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa phần bên trong và bên ngoài.

Đây là điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi và nảy nở một cách nhanh chóng. Các bà nội trợ nên chú ý, không nên để thực phẩm tự rã đông tự nhiên quá 2 tiếng.

Nếu thời gian rã đông quá lâu, nên sử dụng nước lạnh hay lò vi sóng ở nhiệt độ từ 40 đến 140 độ F giúp băng đá tan nhanh hơn, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

4. Luôn giữ tay sạch sẽ trong quá trình chế biến

Trong quá trình chế biến thức ăn, tay đụng chạm với hàng loạt những thực phẩm khác nhau nên tích tụ một lượng lớn vi khuẩn, vì vậy nên giữ cho tay sạch sẽ và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Nhất là sau khi chế biến thực phẩm sống nên rửa tay trong vòng ít nhất 20 giây.

5. Giữ sạch bề mặt chế biến

Nên giữ sạch các bề mặt chế biến thực phẩm như bàn bếp hay kệ nấu ăn và đặc biệt là thớt. Dùng riêng thớt cho thực phẩm sống và chín.

Các bà nội trợ cũng nên chú ý rửa sạch thớt sau khi chế biến thịt. Chỉ nên dùng thớt sạch để chế biến các loại rau củ. Tốt nhất là có riêng thớt dành cho những nhóm thực phẩm khác nhau.

6. Rửa sạch rau rồi mới chế biến

Nhiều người có thói quen thái rau trước khi rửa. Thói quen này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có cơ hội hoạt động và lây nhiễm trực tiếp vào rau.

Đặc biệt thái nhỏ rau trước khi rửa cũng hạn chế việc loại bỏ độc tố dư thừa, thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích. Nên rửa rau trước khi thái nhỏ hay chế biến để pha loãng các hóa chất dư thừa và loại bỏ sạch bụi bẩn.

Một lưu ý cho những bà nội trợ thông thái đó chính là nên ngâm hoa quả hay rau sống vào nước gạo hoặc ngâm với nước sạch và rửa lại thật sạch trước khi sử dụng.

Cách làm này sẽ giúp loại bỏ lượng hóa chất dư thừa, nước có tác dụng pha loãng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu có trong thực phẩm và giúp bạn tránh xa nguy cơ bị ngộ độc.

7. Ăn ngay sau khi chế biến

Thực phẩm sau khi được nấu chín sẽ mất dần chất dinh dưỡng theo thời gian. Sau một thời gian nhất đinh khi để ngoài môi trường, thức ăn sẽ bị nhiễm khuẩn và biến chất.

Vì vậy, nên ăn ngay sau khi chế biến để đảm bảo sức khỏe và giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.