7 bài học quý từ thành công của chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19

GD&TĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, việc triển khai thành công chiến dịch tiêm vắc xin có quy mô lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay có thể rút ra nhiều bài học quý.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Thứ nhất, Việt Nam tiếp cận đa nguồn đối với các loại vắc xin phòng Covid-19 đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt.

Thứ hai, chúng ta phân bổ vắc xin linh hoạt và hợp lý theo từng giai đoạn. Có giai đoạn ưu tiên vắc xin cho địa bàn "nóng", ưu tiên đối tượng nguy cơ cao. Có giai đoạn chúng ta ưu tiên vắc xin cho lực lượng sản xuất.

Thứ ba, chúng ta sử dụng toàn bộ hệ thống y tế tham gia vào công tác tiêm chủng. Đến nay cả nước vẫn đang tiếp tục tiêm mũi 3 và cố gắng sớm đạt độ bao phủ mũi 3 ở mức cao nhất vào cuối tháng này. 

Thứ tư, các lực lượng truyền thông đã tham gia tích cực và hiệu quả trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Thứ năm là sự phối hợp của các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, trong đó có việc vận chuyển vắc xin. Quân đội tham gia ngay từ đầu trong khâu này, thiết lập các kho bảo quản vắc xin tại các quân khu. Nhờ đó, vắc xin chuyển đến các địa phương thuận lợi hơn, bảo đảm luôn có vắc xin cho công tác tiêm chủng.

Thứ sáu, các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở tham gia chỉ đạo quyết liệt công tác tiêm vắc xin.

Thứ bảy, thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin mùa Xuân. Trước đây, chưa bao giờ công tác tiêm chủng được triển khai vào mùa Xuân, nhất là những ngày Tết. Năm nay, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai tiêm cả trong dịp Tết. 

Bộ trưởng nhấn mạnh, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức tiếp cận vắc xin, tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin đã bảo đảm chiến dịch tiêm chủng thành công.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng khẳng định, thời gian qua, số ca mắc Covid-19 ở nước ta gia tăng vì biến thể Omicron BA.2 với sức lây lan rất nhanh so với biến thể Omicron gốc. Tuy nhiên, các ca bệnh nặng giảm nhiều. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn khi số ca nhập viện giảm, ca nặng và ca tử vong cũng giảm rõ rệt.

Bộ trưởng cho biết, Bộ Y tế đang lập kế hoạch tiêm vắc xin cho nhóm trẻ từ 5-11 tuổi, trong đó có chuẩn bị về nhân lực, cơ sở hạ tầng. Bộ cũng đang lên phương án tiêm mũi thứ 4 cho người có bệnh nền và một số đối tượng cần bảo vệ.

Hiện, Bộ Y tế đang giao cho các cơ quan chuyên môn, hội đồng khoa học, các chuyên gia đánh giá, nghiên cứu một cách thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học, hiệu quả để phù hợp với từng giai đoạn; đồng thời phân tích các yếu tố nguy cơ về những lợi ích và rủi ro để từ đó triển khai tiêm cho những đối tượng này.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.