69 nhà báo bị giết khi tác nghiệp trong năm 2015

Trên toàn thế giới năm 2015 có 69 nhà báo đã bị giết khi đang tác nghiệp.

69 nhà báo bị giết khi tác nghiệp trong năm 2015

Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, trong số này có 28 nhà báo đã bị các nhóm Hồi giáo cực đoan (gồm IS và al-Qaeda) sát hại.

69 nha bao bi giet khi tac nghiep trong nam 2015 hinh 0
Nữ phóng viên ảnh của Reuters ở vùng chiến sự Aleppo, Syria. Ảnh: Glamour.

Tổ chức Ủy ban Bảo vệ Nhà báo – trụ sở ở New York, cho biết, Syria một lần nữa là nơi chết chóc nhất đối với giới nhà báo mặc dù con số nhà báo chết ở đây trong năm 2015 thấp hơn so với các năm trước.

Ủy ban cho biết, ngày càng khó điều tra về các trường hợp nhà báo bị chết ở vùng chiến sự của các nước như là Libya, Yemen và Iraq

Joel Simon – giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo nói về các phóng viên và các nhà báo truyền hình ở Syria và những khu vực khác có đông chiến binh Hồi giáo cực đoan: “Các nhà báo là dễ bị tổn thương nhất. Dựa trên các dữ liệu thì đây là một nguy cơ vô cùng lớn đối với cánh nhà báo”.

Trong các nhà báo bị Hồi giáo cực đoan giết, có 8 nhà báo của tạp chí Charlie Hebdo bị sát hại ở Paris hồi tháng 1/2015. Chi nhánh al-Qaeda ở bán đảo Arabia nhận trách nhiệm về vụ này.

Hồi tháng 10, 2 nhà báo Syria là Fares Hamadi và Ibrahim Abd al-Qader bị các chiến binh IS sát hại.

Ngoài những nhà báo chết ở vùng chiến sự, còn có những nhà báo bị sát hại ở các nước khác vì đã đưa tin về các vấn đề nhạy cảm. Ít nhất 28 nhà báo bị sát hại sau khi nhận được lời đe dọa giết chết họ.

Ở Brazil, Gleydson Carvalho – một nhà báo phát thanh thường chỉ trích cảnh sát và giới chính trị gia địa phương đã phạm nhiều điều sai trái, đã bị bắn chết khi đang thực hiện chương trình phát thanh buổi chiều hồi tháng 8.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo đã phát hiện được 6 vụ giết nhà báo ở Brazil trong năm nay – con số cao kỷ lục ở đó.

Theo VOV News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.