6,7% trẻ em từ 6–14 tuổi phải tham gia hoạt động kinh tế

6,7% trẻ em từ 6–14 tuổi phải tham gia hoạt động kinh tế
ảnh minh họa
ảnh minh họa

6,7% trẻ em từ 6 – 14 tuổi phải tham gia hoạt động kinh tế

Cho đến nay, Việt Nam chưa có một cuộc điều tra qui mô tầm cỡ quốc gia về LĐTE, nhưng theo số liệu thống kê từ những cuộc điều tra mức sống dân cư tại Việt Nam từ năm 2006 cho thấy có khoảng 6,7 % trẻ em  (tương đương  gần 930.000 em) từ 6 - 14 tuổi phải tham gia sớm vào các hoạt động kinh tế, trong đó có gần 300.000 trẻ em từ  12 tuổi trở xuống và hơn 37.000 trẻ em dưới 10 tuổi. Theo các phân tích, sự nghèo đói là nguyên nhân chính đẩy trẻ em vào con đường mưu sinh sớm, đôi khi là nguy hiểm, nặng nhọc, rủi ro hoặc bất cồng. Nếu không được bảo vệ các em có nhiều nguy cơ rơi vào những tình huống đau thương.

Góp phần cùng Chính phủ Việt Nam triển khai xây dựng chương trình mục tiêu Quốc gia về trẻ em giai đoạn 2011 - 2015, thời gian qua tổ chức ILO đã tiến hành nghiên cứu về tình hình lao động trẻ em ở 8 tỉnh, thành phố.

Bao gồm các địa phương: Lào Cai, Gia Lai, An Giang, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Đối tượng nghiên cứu là những đứa trẻ đang phải tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào những công việc nặng nhọc nguy hiểm, gây nguy hại cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc những trẻ em phải tham gia lao động khi tuổi đời còn quá nhỏ, không có tuổi thơ và thời gian cần thiết cho học tập và vui chơi như bạn bè cùng trang lứa.

Kết quả từ nghiên cứu này đã cho thấy, ở khu vực nông thôn LĐTE tập trung nhiều ở khu vực kinh tế hộ gia đình và các hoạt động làm thuê trong nông nghiệp, công nghiệp. Còn lại một số lượng ít các em tham gia hoạt động dịch vụ như bán vé số, đi bán báo, đánh giầy…

Ở khu vực thành thị, LĐTE tập trung nhiều trong lĩnh vực dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy, thời gian làm việc của LĐTE phổ biến ở mức từ 4- 5 giờ mỗi ngày. Nhóm trẻ em làm thuê phải lao động nhiều nhất với khoảng 6 giờ/ ngày. Riêng LĐTE ở những cơ sở may, chế biến thực phẩm vào mùa vụ sản xuất có thể phải làm việc từ 8- 12 giờ/ ngày.

Cùng với đó, khoảng 50% LĐTE đang làm việc trong những môi trường có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ như thiếu ánh sáng, nhiễm bụi, hoá chất độc hại, tiếng ồn cao…nhưng thu nhập bình quân của lực lượng lao động này lại rất thấp, chỉ từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng/tháng. Phần lớn thu nhập của các em cũng được gửi về gia đình, chỉ có một phần nhỏ trong tổng số thu nhập này được các em sử dụng vào việc chi dùng cá nhân. Khi được hỏi, các em đều bày tỏ nguyện vọng được hỗ trợ trong giáo dục, học nghề, được sự quan tâm thoả đáng của cả gia đình và cộng đồng.

Hỗ trợ LĐTE tồi tệ nhất ở 5 thành phố

Theo tổ chức ILO, Dự án Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các chương trình về xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em có tầm ảnh hưởng quốc gia, nhằm mục tiêu hỗ trợ 5.000 trẻ em và vị thành niên tham gia vào các hình thức LĐTE tồi tệ nhất ở 5 tỉnh, thành phố, gồm: Hà Nội, Lào Cai, Ninh Bình, Đồng Nai, Quảng Nam. Nếu thành công, các chương trình này sẽ tiếp tục được nhân rộng ở các khu vực có nguy cơ LĐTE cao. 

6,7% trẻ em từ 6–14 tuổi phải tham gia hoạt động kinh tế ảnh 2
5.000 LĐTE tồi tệ nhất sẽ được hỗ trợ.

Với 4 hợp phần chính, dự án sẽ dành ưu tiên cho việc tăng cường năng lực thể chế ở cấp quốc gia, tỉnh thành, quận huyện, các tổ chức sử dụng lao động một cách bền vững, để có thể thực hiện lộ trình hành động và xoá bỏ các hình thức LĐTE vào năm 2020; xây dựng hệ thống giám sát LĐTE ở cấp địa phương và quốc gia; tập trung vào phòng ngừa, phát hiện và giúp đỡ trẻ em thoát khỏi những hình thức lao động tồi tệ nhất. Kết quả hướng tới của dự án là sẽ có khoảng 5.000 trẻ em đang tham gia hoặc có nguy cơ phải tham gia lao động sớm được đưa ra khỏi nơi làm việc.

Trong đó có khoảng 200 trẻ em là nạn nhân của buôn bán người vì mục đích khai thác tình dục và sức lao động được phục hồi và tái hoà nhập cộng đồng. Bên cạnh đó sẽ có khoảng 300 giáo viên của các trường trung học phổ thông, trường dạy nghề được tập huấn về áp dụng thí điểm các chương trình “ Hiểu biết về kinh doanh” và “ Giáo dục dạy nghề”. Đây cũng là những đối tượng hưởng lợi trực tiếp từ dự án nói trên.

Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Thanh Hoà cho biết, các hoạt động của dự án sẽ góp phân hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sáchh liên quan đến LĐTE, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về LĐTE. Việc Chính phủ Việt Nam phê duyệt dự án này là cơ sở thực tiễn và cũng là điều kiện để chúng ta xây dựng và thực hiện một chương trình Quốc gia nhằm phòng ngừa và xoá bỏ các hình thức LĐTE. Ông đề nghị tổ chức ILO, các Bộ, ngành và UBND 5 tỉnh  được hưởng dự án phải triển khai theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt để đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Trần Nhật

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.