Quyết định kết hôn là một điều tuyệt vời trong cuộc sống. Trong khi bạn đang bận rộn với niềm vui và chuẩn bị bắt đầu cho một cuộc sống mới thì bạn cần phải chắc chắn rằng có một số điều cần phải thảo luận, thống nhất với bạn đời tương lai của mình trước khi cưới.
Dành thời gian để nói chuyện với nhau, đưa ra những quyết định chung sẽ là cách để làm cho những năm đầu hôn nhân của bạn trôi qua trong yên ả, thuận hòa, tránh được những xung đột. Dưới đây là những điều cần thảo luận trước khi cưới để vợ chồng hiểu nhau hơn:
Chia sẻ thật về các mối quan hệ trong quá khứ
Điều này nghe có vẻ là một cách gây tổn hại cho mối quan hệ hiện tại, nhưng thực tế, nếu bạn biết cách, bạn sẽ có một chiếc chìa khóa mở ra sự thấu hiểu lẫn nhau mà hoàn toàn không làm rạn nứt tình cảm. Bạn không cần phải thảo luận về các chi tiết, cụ thể, cảm giác khi yêu của bạn ngày đấy, Những gì bạn cần nói là câu chuyện năm xưa bạn đã từng yêu ai, lí do các bạn chia tay là vì cảm thấy không hợp để đối phương hiểu rằng bạn hoàn toàn không có ý định che giấu hay lừa dối.
Những gì bạn cần nói là câu chuyện năm xưa bạn đã từng yêu ai, lí do các bạn chia tay là vì cảm thấy không hợp để đối phương hiểu rằng bạn hoàn toàn không có ý định che giấu hay lừa dối. (Ảnh minh họa)
Sau tất cả những lời “thú nhận” từ hai bên, đừng giữ nó trong đầu, hãy vui vì chúng ta đã thành thật với nhau và cảm nhận hạnh phúc hiện tại khi hai bạn lựa chọn nhau để bước tiếp. Đừng vấn vương, cũng đừng hậm hực trong lòng vì những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Tài chính
Làm thế nào để kiểm soát tài chính sau khi kết hôn? Bạn cần phải ngồi lại với nhau, công khai thu nhập của mình, sau đó tính toán các khoản phải chi tiêu trong một tháng, những khoản nào là cố định, những khoản dư thừa phòng chuyện bất ngờ…
Việc bạn lên kế hoạch chi tiêu tài chính sau khi kết hôn sẽ giúp cuộc hôn nhân của bạn mạnh mẽ hơn. Về các khoản nợ hiện tại, hai vợ chồng có thể thống nhất hướng giải quyết và xử lí nó. Thiết lập chuyện chi tiêu và ngân sách gia đình với nhau, cam kết thực hiện đúng như vậy là điều cực kì cần thiết cho mọi cặp vợ chồng trước khi cưới.
Thống nhất cách xử lí xung đột gia đình
Dù cho hai bạn đang ở thời kì cực kì hạnh phúc, ngập tràn tình yêu nhưng bạn cũng phải thừa nhận rằng, cuộc sống gia đình sau này chắc chắn sẽ xảy ra những tranh luận, chuẩn bị tâm lí, tinh thần, cách ứng biến cho tình huống này là một điều cần thiết để giảm đi những mâu thuẫn.
Chúng ta không trốn tránh tranh luận, nhưng chúng ta cần học cách tranh luận văn minh và không làm tổn thương đối phương, đi tới mục tiêu giải quyết dứt điểm vấn đề mâu thuẫn. Đầu tiên, hãy đặt ra giải thiết khi cãi nhau, đâu là điểm yếu của bạn, đâu là điểm yếu của đối phương. Ví dụ như, bạn sẽ thực sự mất bình tĩnh nếu như trong cuộc tranh luận, chồng dùng những từ ngữ thô tục, nóng nảy, còn với anh ấy, việc anh ấy khó chấp nhận là sự nói nhiều, lải nhải của vợ… Khi biết được tâm lí này của nhau, những cuộc tranh luận xảy ra phía sau, hai bạn hoàn toàn có thể tránh không chạm tới ngưỡng chịu đựng của đối phương để không làm bùng phát vấn đề lên.
Việc bạn lên kế hoạch chi tiêu tài chính sau khi kết hôn sẽ giúp cuộc hôn nhân của bạn mạnh mẽ hơn. (Ảnh minh họa)
Chuyện con cái
Bạn muốn bao giờ sinh con? Sinh bao nhiêu đứa? Hai vợ chồng sẽ nuôi dạy con theo cách nào… Tất cả những dự định này của hai vợ chồng cần phải được bàn bạc, thống nhất và nói ra trước khi cưới.
Trẻ em thực sự là một niềm vui của tất cả các cặp vợ chồng nhưng nó cũng là vấnđề khiến mối quan hệ trở nên phức tạp hơn. Cùng với niềm vui có được các thiên thần nhí thì chuyện chăm sóc, dành thời gian cho các con thế nào, tiền bạc phải chi tiêu ra sao cũng là điều khiến nhiều cặp vợ chồng cãi lộn.
Do đó, trước khi cưới cần thống nhất với nhau. Đừng để cảnh cưới rồi một người muốn sinh con ngay, một người lại trì hoãn, người muốn sinh 2 con, người chỉ thích có một đứa duy nhất. Những việc này chắc chắn sẽ làm tổn hại mối quan hệ của hai vợ chồng.
Mục tiêu
Chia sẻ với nhau những mục tiêu trong cuộc sống là điều cực kì cần thiết khi kết hôn bởi bây giờ, mục tiêu của bạn có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người còn lại.
Bạn không còn độc thân, bạn không thể thích lên thì đi làm ở nước ngoài 3, 5 năm mà không cần báo trước ai… Giờ bạn đã có gia đình, vì thế việc chia sẻ mục tiêu cá nhân là cách để vừa thống nhất với nhau chuyện tương lai, để đối phương hiểu và động viên mình, vừa là cách suy nghĩ cho người kia.
Mục tiêu cá nhân của bạn nhưng cũng cần có sự đồng ý và nhất chí cao từ đối phương. Lợi ích, mong muốn giữa cái Tôi và Chúng ta cần phải được dung hòa, có như vậy hạnh phúc mới bền lâu.