6 tuyệt chiêu giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả

GD&TĐ - Con của bạn đang giận dữ và bạn đang cảm thấy bối rối. Đôi khi, bạn không biết phải làm gì.

Cha mẹ cần giúp con kiểm soát các cơn giận bùng phát (hình minh họa).
Cha mẹ cần giúp con kiểm soát các cơn giận bùng phát (hình minh họa).

Các bậc phụ huynh hãy nhớ rằng tức giận là một cảm xúc bình thường. Tất cả chúng ta đều cảm nhận được điều đó. Học cách kiểm soát nó là một phần của quá trình trưởng thành và chính bạn, với tư cách là cha mẹ, hãy đặt mình ở vị trí của con để giúp con kiểm soát các cơn giận bùng phát.

Nếu bạn đi sâu vào vấn đề này hơn, bạn sẽ hiểu thêm, rằng sự thất vọng của con bạn đôi khi không phải là không có lý do nhưng nó có thể bị thổi phồng làm cho dữ dội hơn hoặc có thể làm giảm đi, thậm chí hết hẳn. Điều ấy phụ thuộc vào sự giúp đỡ của cha mẹ rất nhiều.

Cha mẹ hãy là người hỗ trợ con, giúp con ứng xử lành mạnh với những cảm xúc tiêu cực ấy. Các bậc cha mẹ có thể cải thiện giúp con, nuôi dưỡng cảm xúc tích cực bằng sự quan tâm, chú ý và kiên nhẫn.

Đối tượng quan trọng nhất mà trẻ em có thể dựa dẫm chính là người lớn, là cha mẹ, người thân. Dưới đây là một số cách để cải thiện giao tiếp với trẻ em mà cha mẹ cần tham khảo.

1. Tránh những câu hỏi cụt ngủn

Hỏi trẻ những loại câu hỏi cụt lủn như “Sao thế? Sao vậy?” sẽ không làm con hợp tác. Mà phải dùng câu hỏi dài hơn để kéo dài sự tương tác hơn là làm cho nó chấm dứt. Ví dụ “Làm sao con thấy buồn phiền như vậy? Điều gì không tốt đã xảy ra hả con yêu”.

Những câu hỏi mang tính yêu cầu có hoặc không hoặc câu trả lời sẽ đến cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt. Các câu hỏi yêu cầu trẻ mô tả, giải thích hoặc chia sẻ ý tưởng sẽ kéo dài cuộc trò chuyện, từ đó cha mẹ mới mong con mở lòng.

2. Nói ngôn ngữ của con

Hãy phản hồi những câu nói của trẻ bằng cách đặt một câu hỏi mà sử dụng một số từ tương tự con bạn đã sử dụng.

Khi bạn sử dụng cụm từ hoặc thuật ngữ của riêng trẻ khi giao tiếp với chúng, bạn đang củng cố sự tự tin của chúng về kỹ năng giao tiếp. Bạn cũng trấn an con rằng ý kiến của con đang được cha mẹ lắng nghe và đánh giá cao.

3. Chia sẻ suy nghĩ của bạn

Chia sẻ những gì bạn đang nghĩ với con bạn. Ví dụ, nếu bạn phân vân không biết sắp xếp lại đồ đạc như thế nào, hãy cho con bạn tham gia bằng những câu hỏi như “Mẹ đang không biết nên đặt kệ này ở đâu. Con nghĩ nơi nào sẽ là một nơi tốt để đặt vào?".

4. Quan sát dấu hiệu

Quan sát trẻ để biết các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc kết thúc cuộc trò chuyện hay chưa. Khi một đứa trẻ bắt đầu nhìn chằm chằm vào không gian và đưa ra những câu trả lời không ăn nhập hoặc yêu cầu bạn lặp lại thì có nghĩa, lúc ấy con bạn đã mệt mỏi hoặc không còn tập trung. Lúc ấy, bạn nên hiểu, rằng đã đến lúc ngừng trao đổi.

5. Phản ánh cảm xúc

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà người nghe giỏi có là khả năng đặt mình vào vị trí của người khác hoặc đồng cảm với người nói bằng cách cố gắng hiểu suy nghĩ và cảm xúc của họ. Là cha mẹ, hãy cố gắng phản chiếu cảm xúc của con bạn bằng cách đồng hành với chúng.

Bạn có thể phản ánh cảm xúc của một đứa trẻ bằng cách nhận xét, "Có vẻ như con đang tức giận với giáo viên dạy toán của mình." Nói lại những gì trẻ đã nói rất hữu ích khi chúng đang trải qua những cảm xúc mạnh mà chúng có thể không hiểu hết.

6. Giúp làm rõ và liên hệ các kinh nghiệm

Khi bạn lắng nghe, hãy cố gắng giúp con nói lời cảm xúc của chúng bằng những vốn từ vựng rộng hơn, khi con thiếu ngôn từ diễn đạt, chúng cảm thấy bất lực, lúc này bạn có thể giúp trẻ thể hiện bản thân một cách chính xác và rõ ràng nhất có thể, đồng thời giúp trẻ hiểu sâu hơn về từ ngữ và suy nghĩ bên trong.

Theo Allprodad

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.