11 lời khuyên nuôi dạy con cái tích cực mà cha mẹ nên biết

GD&TĐ - Là cha mẹ, chúng ta cố gắng nuôi dưỡng, bảo vệ và hướng dẫn con cái của qua từng giai đoạn của cuộc đời. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng là một con đường suôn sẻ và dễ dàng.

Nuôi dạy con cái tích cực (hình minh họa)
Nuôi dạy con cái tích cực (hình minh họa)

Khi chúng lớn lên, đôi khi con của chúng ta thể hiện những hành vi không mong muốn hoặc không thể giải thích được — và chúng ta không phải lúc nào cũng biết cách giúp chúng khi gặp khó khăn.

Những mệt mỏi khi nuôi dạy con cái đôi khi khiến bạn nản lòng, nhưng có những mẹo nuôi dạy con cái tích cực sau đây có thể hữu ích với bạn.

1. Dành cho con bạn nhiều sự quan tâm chăm sóc qua thể chất

Tưởng chừng đơn giản nhưng trẻ con lại thích những cái ôm, âu yếm và nắm tay. Cho chúng thấy tình cảm mà cha mẹ mong muốn truyền tải tới con. Nếu chúng không đáp lại sự trìu mến ấy, điều đó không sao cả. Bạn cứ lặp lại điều ấy và rồi một lúc nào đó, chúng sẽ ngộ ra và lại được thèm muốn cách mà cha mẹ chúng vỗ về.

2. Đưa ra nhiều hoạt động khác nhau cho con thực hiện

Trẻ em thường có hành vi khó chấp nhận khi cảm thấy buồn chán, vì vậy hãy tạo ra nhiều hoạt động trong nhà và ngoài trời hấp dẫn cho con bạn như đọc sách, trò chơi, xếp hình, dự án khoa học, đi dạo trong thiên nhiên, trải lều, v.v.

3. Đặt giới hạn rõ ràng cho hành vi của con

Ngồi xuống và thảo luận với chúng về các quy tắc gia đình trong nhà. Hãy cho trẻ biết hậu quả sẽ như thế nào nếu trẻ vi phạm các quy tắc. Các quy tắc phải công bằng, dễ tuân theo, có thể thực thi và được nêu một cách tích cực (ví dụ: mọi người trong nhà cần phải nói với nhau bằng nói giọng dễ chịu, rửa tay trước bữa ăn.)

4. Đừng nuôi chiều cảm xúc bộc phát của con

Nếu con của bạn có những hành vi sai trái, hãy bình tĩnh và hướng dẫn rõ ràng để ngăn chặn những hành vi sai trái và thay vào đó nói với chúng rằng bạn muốn chúng làm gì. (ví dụ: “Đừng ném đồ chơi bừa bãi thế con. Hãy đảm bảo sau khi chơi xong phải dọn dẹp”) Sử dụng lời khen ngợi cụ thể với con bạn nếu con dừng lại. (ví dụ: “Cảm ơn con đã ngoan ngoãn nghe lời”)

5. Đừng quá kỳ vọng

Tất cả trẻ em đều có những hành vi sai trái, và không thể tránh khỏi việc bạn gặp phải một số thử thách về kỷ luật. Cố gắng trở thành người cha người mẹ hoàn hảo - và mong đợi đứa trẻ cư xử hoàn hảo - có thể khiến bạn thất vọng mà thôi. Vì vậy, đừng quá kỳ vọng nếu chúng không được như mong muốn.

6. Đừng quên chăm sóc bản thân

Rất khó để giữ bình tĩnh, thoải mái nếu bạn đang căng thẳng, lo lắng hoặc xuống tinh thần. Cần cố gắng tìm thời gian mỗi ngày — hoặc ít nhất một lần một tuần — để bản thân thư giãn hoặc làm điều gì đó mà bạn yêu thích. Điều đó rất khó, nhưng hãy cho phép bản thân dành thời gian cho chính mình để có năng lượng tốt cho con hơn.

7. Đừng quên dành cho con sự quan tâm tích cực

Con bạn cần sự quan tâm tích cực. Nếu không nhận được sự quan tâm tích cực từ gia đình, chúng có thể chọn cách tìm kiếm sự quan tâm tiêu cực. Điều này là tự nhiên bởi dường như sự chú ý tiêu cực luôn có sức hấp dẫn riêng. Vì vậy, hãy nhớ giao tiếp với con bạn nhiều hơn. Tình yêu và sự chăm sóc tích cực của cha mẹ là những phương thức truyền nhân cách sống tốt nhất cho con.

8. Hướng dẫn con bạn thông qua những sai lầm và điểm yếu của chúng

Thay vì tập trung vào những điểm yếu, hãy tìm cách giúp con bạn phát triển hết khả năng của mình. Khi được khuyến khích, trẻ sẽ có được những tài năng để bù đắp những thiếu sót.

9. Tránh những phản ứng cảm xúc tiêu cực đối với hành vi của con

Nếu con bạn gặp vấn đề với việc kiểm soát, thì những phản ứng tiêu cực — như giận dữ, mỉa mai và chế giễu — sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy tồi tệ hơn. Sử dụng các cụm từ ngắn gọn và nhẹ nhàng để nhắc nhở con bạn tập trung, chẳng hạn như “Con cần lưu ý hơn, lần sau đừng lặp lại sai lầm”.

10. Cha mẹ làm mẫu

Hãy nghĩ về những đứa trẻ của bạn giống như một chiếc máy sao chép, những người sẽ bắt chước mọi thứ bạn làm. Nếu bạn đưa ra những lựa chọn không tốt trong cách cư xử, bạn đang cho phép chúng hành động theo những cách tương tự. Hãy tự kiểm tra và đừng đánh mất điểm trước mặt bọn trẻ.

11. Đừng bao giờ từ bỏ con!

Tất cả các vấn đề của con bạn đều có thể được giải quyết bằng sự hài hước, thiện chí và kiên trì. Với sự hỗ trợ thích hợp của cha mẹ, ngay cả những thiếu niên rắc rối nhất cũng có thể trở thành những người tuyệt vời.

Theo ptaourchildren.org

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ