Albert Einstein
Einstein không phải là một thiên tài. Khi còn bé, ông rất khó khăn mới nói được. Chính nguồn gốc Do Thái và sự cản trở của chính quyền khiến con đường học vấn của ông thêm khó khăn. Ông khẳng định chính giai đoạn này giúp ông có thêm cơ hội nghĩ về cuộc sống, con người và vũ trụ. Sự tò mò về thế giới đã giúp ông tìm ra Thuyết tương đối đột phá trong lịch sử.
Tuy nhiên, Einstein không thoát khỏi sự kì dị trong tính cách của mình. Tài xế riêng của ông cho biết ông đã bắt một con châu châu dưới đất và cho vào miệng nhai ngon lành. Ông từng kéo đàn violin khi đi ngắm chim rừng và khóc lóc thảm thiết khi chơi nhạc.
Nhà phát minh Thomas Edison – tỉ mỉ đến mức cực đoan
Những ai muốn làm cộng sự của nhà phát minh thiên tài Thomas Edison phải trải qua những vòng phỏng vấn gắt gao và khó khăn, trong đó có bài thi ăn một bát súp. Edison sẽ tận mắt chứng kiến ứng viên đó có bỏ thêm gia vị trước khi ăn hay không. Nếu họ bỏ thêm muối vào bát súp mà không nếm trước, chắc chắn họ sẽ bị loại.
Edison có thói quen ngủ chia nhỏ làm nhiều giai đoạn, một mô hình được chứng minh giúp tăng thời gian thức giấc trong cuộc đời mỗi người. Đây là một cách được nhiều người tìm đến để đẩy mạnh hiệu suất làm việc trong khi vẫn đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều thử nghiệm khoa học cho thấy chia nhỏ giấc ngủ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
Tiến sĩ Yoshiro Nakamatsu – chết đuối để sáng tạo
Ông là một trong những nhà sáng chế năng suất nhất thế giới với hơn 3.300 phát minh suốt 74 năm cuộc đời. Trong số những phát minh tiêu biểu của ông có đĩa mềm năm 1952, thay đổi hoàn toàn phương thức lưu trữ thông tin của loài người.
Nhiều phát kiến vĩ đại nhất của ông được nảy sinh khi ông sắp chết đuối. Tiến sĩ Nakamatsu tin rằng khi đầu óc bị thiếu không khí trong thời gian đủ lâu, não sẽ hoạt động năng suất nhất. Ông khẳng định “0,5 giây trước khi chết, tôi chợt nhìn thấy ý tưởng cho phát minh kế tiếp của mình”.
Ngoài ra, ông còn có một căn phòng mang tên “phòng tĩnh lặng”, dát bằng gạch phủ 24 karat vàng. Ông cho rằng gạch dát vàng ngăn ngừa sóng vô tuyến, do đó làm ảnh hưởng tiến trình sáng tạo.
Nữ văn sĩ trinh thám Agatha Christie – nơi đâu cũng là bàn làm việc
Bà viết 66 tiểu thuyết trinh thám và 14 tuyển tập truyện ngắn. Tuy nhiên, Agatha không viết ở bàn. Thực tế bà không hề có một văn phòng đúng nghĩa nào. Có tác phẩm bà viết trên tàu tốc hành, có truyện hoàn thành trong phòng khách sạn.
Quá trình viết của bà không liền mạch. Agatha thường bắt tay vào viết khi tâm trạng rối bời, đôi lúc ở giữa bàn ăn hay phòng ngủ. Bà thường viết một mạch lúc tâm trạng đang lên và không sắp đặt trước nội dung. Agatha thường viết tỉ mỉ về kẻ sát nhân rồi thêm lớp lang bổ sung ý tứ.
Nhà thơ Honore de Balzac – kẻ nghiện café hạng nặng
Balzac là một người nghiện café hạng nặng trên thế giới. Mỗi ngày ông uống trên 50 cốc. Khi sáng tác tiểu thuyết nổi tiếng “Tấn trò đời”, ông hầu như không ngủ.
Ông từng viết: “Café chảy vào dạ dày và mọi thứ lục bục. Ý tưởng như đạo quân hùng hậu bắt đầu tuôn trào. Trận chiến bắt đầu. Mọi thứ chảy tràn ra với tốc độ của ngựa phi nước đại”.
Nhà văn Charles Dickens – nề nếp khủng khiếp
Charles Dickens là một nhà văn rất năng suất, tuy nhiên một số quan điểm của ông hơi cực đoan. Một đồng nghiệp cho biết ông không chịu được bất kì sợi tóc nào chệch nếp nên bên cạnh ông luôn là một chiếc lược. Ông chải tóc hàng trăm lần một ngày để giữ chúng thẳng thớm.
Ông thường đi lại khi sáng tác văn học và có một thư ký riêng chuyên viết ra những gì ông nói. Tôi khi một câu phải viết lại nhiều lần trước khi hoàn chỉnh.