Là một cơ quan đặc biệt, não thực hiện một số chức năng trong cơ thể và đảm bảo các bộ phận khác nhau của cơ thể hoạt động trơn tru.
Một chức năng quan trọng của não là chức năng nhận thức cho phép con người tiếp thu kiến thức, xử lý thông tin và giải quyết các vấn đề – đơn giản hay phức tạp.
Nhưng dù cố ý hay vô ý, con người đều ảnh hưởng đến khả năng này của não bằng thói quen ăn uống không lành mạnh.
Điều này tác động trực tiếp đến đời sống học tập, xã hội và nghề nghiệp của chúng ta. Vì vậy, việc ăn những thực phẩm phù hợp cho não là rất quan trọng.
Dưới đây là 6 tác dụng phụ của thực phẩm béo đối với sức khỏe não bộ.
Ảnh hưởng vùng hải mã
Hải mã là một cấu trúc não phức tạp nằm sâu trong thùy thái dương, đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và trí nhớ.
Với thức ăn béo, vùng hải mã tạo ra phản ứng viêm thần kinh trước thách thức miễn dịch nhẹ, ảnh hưởng tiêu cực đến tế bào não và dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Kháng insulin
Thực phẩm béo khiến não kháng insulin, điều này đã được giới chuyên môn làm rõ. Insulin rất quan trọng đối với não, nó thúc đẩy sự phát triển của tế bào thần kinh và bảo vệ khả năng học tập và trí nhớ.
Ngoài ra, nó còn đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng năng lượng và kiểm soát trọng lượng cơ thể của bạn.
Khiếm khuyết insulin gây ra những thay đổi bất thường trong mạch kết nối các cơ quan cảm giác dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức.
Căng thẳng oxy hóa
Thói quen ăn kém lành mạnh, đặc biệt là ăn thực phẩm giàu chất béo, gây ra tình trạng căng thẳng oxy hóa trong não.
Bộ não liên tục phải chiến đấu với tình trạng này gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của nó. Khi ảnh hưởng đến chức năng thần kinh sẽ gây suy giảm nhận thức, dẫn đến khuyết tật học tập.
Suy giảm nhận thức
Chất béo chuyển hóa, là chất béo không bão hòa, để lại tác động bất lợi cho não. Chất béo chuyển hóa được tìm thấy tự nhiên như từ các sản phẩm sữa và thịt không gây ra vấn đề gì. Nhưng khi một người tiêu thụ chất béo công nghiệp, nó sẽ gây ra vấn đề cho não.
Việc hấp thụ nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer, một căn bệnh nghiêm trọng liên quan đến não. Trong căn bệnh này, các tế bào não chết đi, dẫn đến suy giảm nhận thức và hoạt động kém.
Bệnh tiểu đường loại 2
Một trong nhiều tác dụng phụ của thực phẩm béo là nó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. (Ảnh: ITN) |
Ngày nay, nhiều người ở các nước đang phát triển chuyển sang lối sống giàu có hơn với chế độ ăn uống ít dưỡng chất, không lành mạnh, ít hoạt động thể chất nên dễ thừa cân, béo phì dẫn đến bệnh tiểu đường.
Một trong nhiều tác dụng phụ của thực phẩm béo là nó làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Ngoài ra, bệnh tiểu đường loại 2 gây hại cho não vì nó có liên quan đến bệnh Alzheimer.
Thay đổi mạch máu não
Chế độ ăn nhiều chất béo có mối tương quan với sự thay đổi mạch máu não. Nó ảnh hưởng đến vùng hải mã và gây rối loạn chức năng của các tế bào nội mô não. Tình trạng này gây đau đầu dữ dội, lú lẫn, mất phương hướng hoặc mất trí nhớ.
Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với sức khỏe não bộ
Thay vì tiêu thụ quá nhiều thực phẩm béo, bạn nên tập trung vào việc áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng. (Ảnh: ITN) |
Rõ ràng, thực phẩm béo ảnh hưởng đến khả năng học tập và trí nhớ. Do đó, bạn nên thận trọng hơn một chút về các mặt hàng thực phẩm mà mình đang tiêu thụ.
Việc tiêu thụ các món giàu chất béo dù chỉ trong thời gian ngắn có thể kích thích những thay đổi về trao đổi chất, làm gián đoạn các chất dẫn truyền thần kinh, làm suy yếu khả năng của não, có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống và sự nghiệp của bạn.
Thay vì tiêu thụ quá nhiều thực phẩm béo, bạn nên tập trung vào việc áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và cung cấp cho não đầy đủ chất dinh dưỡng với lượng cần thiết để thúc đẩy các chức năng của nó.
Sự dư thừa hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cụ thể đều ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, cảm xúc và hành vi của bạn.
Theo chuyên gia, mỗi người cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý để bảo vệ sức khỏe tốt hơn, ngăn biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, mỗi ngày nên dành thời gian tập thể dục ít nhất 30 phút để tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật.