1. Mì ăn liền
Mì ăn liền rất tiện lợi, hương vị lại hấp dẫn nên nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, mỳ ăn liền không có bất kỳ chất dinh dưỡng nào, đặc biệt trong đó còn chứa rất nhiều chất gây hại cho sức khỏe, ví dụ như các chất phụ gia thực phẩm, chất bảo quản.
Hàm lượng natri trong mì ăn liền cũng tương đối cao, sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, nhất là đối với trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).
Hàm lượng natri trong mì ăn liền cũng tương đối cao, sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, do đó không phù hợp để tiêu thụ thường xuyên. Đối với trẻ em, các bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, do vậy tốt nhất trẻ không nên ăn.
2. Mứt hoa quả
Các loại mứt có vị ngọt và chua và màu sắc tươi sáng, chứa nhiều đường, nhiều calo, ít vitamin. Khi những thực phẩm này được chuyển hóa trong cơ thể trẻ, nó sẽ cần phải tiêu thụ lượng lớn vitamin B và một số vitamin khác, điều này gây bất lợi cho sự phát triển thể chất của trẻ.
3. Trà sữa, đồ uống có ga
Đồ uống có ga chứa nhiều axit photphoric, sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Trẻ em thường uống đồ uống có ga, không tốt cho răng và làm tăng nguy cơ sâu răng.
Ngoài ra, trà sữa cũng là thực phẩm trẻ không nên uống, bởi lượng đường và lượng calo trong trà sữa rất cao. Đồng thời trà sữa chứa nhiều hương vị, sắc tố và chất béo chuyển hóa. Những chất này không có lợi cho sự phát triển thể chất và đặc biệt là ảnh hưởng đến não bộ của trẻ.
4. Các loại bánh ngọt
Tiêu thụ thường xuyên quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ở trẻ (Ảnh minh họa).
Ví dụ như bánh trứng, bánh sô cô la, bánh dứa… hình thức rất đẹp mắt, hương vị thơm ngon, cũng là một món ăn vặt yêu thích của trẻ.
Tuy nhiên, các loại bánh này được thêm nhiều chất phụ gia để làm tăng hương vị. Một chiếc bánh nhỏ nhưng trong đó chứa rất nhiều nguyên liệu thô và chứa chất béo chuyển hóa có thể gây hại cho hệ thống máu nếu tiêu thụ thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
5. Thực phẩm chiên phồng
Thực phẩm chiên phồng có chứa nhiều nguyên tố kim loại, chẳng hạn như chì, nhôm... sẽ gây tổn thương nhất định đối với hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của con người.
Trẻ em thường xuyên ăn các loại thực phẩm chiên phồng, cơ thể sẽ tích tụ rất nhiều nguyên tố kim loại, thậm chí gây ngộ độc mãn tính. Vì vậy, cố gắng không để trẻ ăn những thực phẩm này.
6. Thạch
Thạch không có giá trị dinh dưỡng và trẻ em có thể gặp rủi ro khi nuốt thạch. Tiếp theo, thạch chứa các chất phụ gia khác nhau như kali sorbat, carrageenan và axit citric, đồng thời cũng chứa nhiều sắc tố và hương vị. Nếu trẻ ăn thạch thường xuyên, nó sẽ cản trở sự hấp thụ các nguyên tố vi lượng, protein và canxi trong cơ thể.
Những thực phẩm ăn vặt phù hợp với trẻ
Mặc dù nhiều món ăn vặt không thích hợp với trẻ, nhưng cũng không phải là tất cả. Cũng có một số đồ ăn vặt có dinh dưỡng lành mạnh, không chất phụ gia, không có các nguyên tố kim loại nặng, ít đường, ít muối, thích hợp cho trẻ ăn.
Bởi vì trẻ đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển quan trọng, chỉ ba bữa một ngày không thể đáp ứng tất cả các chất dinh dưỡng và năng lượng mà trẻ cần cho một ngày. Do đó, ăn một lượng nhỏ đồ ăn nhẹ có thể giúp trẻ tràn đầy năng lượng.
Trái cây và rau quả: Ví dụ như nho khô, xoài khô, táo khô, chà là đỏ, salad rau quả… Những món ăn nhẹ này chứa vitamin, khoáng chất và chất xơ, có lợi cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đồng thời còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại hạt: Như quả óc chó, hạt dưa, đậu phộng, hạt điều, hạnh nhân… Những món ăn nhẹ này rất giàu protein thực vật, cũng như các khoáng chất như kali, canxi, magiê, phốt pho, kẽm, và các loại vitamin B, vitamin E… Chúng là những món ăn nhẹ có giá trị dinh dưỡng tương đối cao.
Các loại ngũ cốc thô cũng có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ của trẻ (Ảnh minh họa).
Các loại ngũ cốc thô: Bột yến mạch, bánh quy, bánh nướng, bánh mì đen… Những món ăn vặt này chứa ít chất béo, ít calo và chứa nhiều loại vitamin. Thường xuyên ăn các loại ngũ cốc thô cũng có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ của trẻ.
Các sản phẩm từ sữa: Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai... rất giàu chất dinh dưỡng như protein, khoáng chất và muối vô cơ. Trẻ thường xuyên ăn một số đồ ăn nhẹ này, sẽ có tác động tích cực đến sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.
3 nguyên tắc ăn vặt cần áp dụng cho trẻ
Trong khi cho trẻ ăn vặt, bạn cũng cần tuân thủ ba nguyên tắc này:
Bữa ăn nhẹ không thể thay thế bữa chính: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ chủ yếu phụ thuộc vào các bữa ăn chính. Đồ ăn nhẹ chỉ đóng vai trò hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn.
Không cho trẻ ăn vặt trước khi đi ngủ: Trẻ ăn vặt trước khi đi ngủ sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, ăn vặt vào ban đêm sẽ khiến trẻ dễ bị sâu răng.
Bữa ăn nhẹ cũng cần chú ý vệ sinh, an toàn: Ngoài việc lựa chọn thực phẩm ăn vặt lành mạnh, trẻ cũng cần phải giữ vệ sinh khi ăn, rửa tay trước và sau khi ăn.